Hãng tin AP cho biết giới khoa học đang tìm hiểu xem liệu biến đổi khí hậu và El Nino còn có “đồng phạm” nào khác trong việc gây ra nắng nóng kỷ lục hiện nay không.

Không chỉ biến đổi khí hậu và El Nino khiến Trái đất nóng lên

Cẩm Bình | 10/08/2023, 09:00

Hãng tin AP cho biết giới khoa học đang tìm hiểu xem liệu biến đổi khí hậu và El Nino còn có “đồng phạm” nào khác trong việc gây ra nắng nóng kỷ lục hiện nay không.

Cơ quan khí hậu châu Âu Copernicus xác định tháng 7 năm nay nóng hơn kỷ lục cũ từng được ghi nhận khoảng 0,33 độ C. Nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trên toàn cầu cao hơn 0,51 độ C so với trung bình giai đoạn 1991-2020.

Đáng chú ý, nhiệt độ mặt nước biển Bắc Đại Tây Dương vượt mức trung bình khoảng 1,05 độ C, khiến giới khoa học đặt câu hỏi còn thứ gì khác khiến Trái đất nóng lên không.

Hiện tại giới khoa học nhất trí nguyên nhân gây ra nắng nóng lớn nhất là biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino góp thêm một phần nhỏ. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng còn yếu tố khác.

Một yếu tố đáng ngạc nhiên có thể là không khí sạch hơn do loạt quy định vận tải mới. Một nguyên nhân khả dĩ nữa là hàng trăm triệu tấn nước được giải phóng bởi một ngọn núi lửa.

Không khí sạch hơn

Nhà khoa học Michael Diamond (Đại học bang Florida) nghi ngờ hoạt động vận tải.

kh00.jpg
Vận tải đường thủy nay thải ít khí, bụi bẩn hơn - Ảnh: AP

Vài chục năm qua, vận tải đường thủy sử dụng nhiên liệu bẩn thải ra bụi bẩn phản chiếu ánh sáng mặt trời. Tình trạng này lại có tác dụng làm mát khí hậu.

Nhà khoa học Tianle Yuan (NASA) cho biết vào năm 2020, loạt quy định vận tải mới có hiệu lực làm giảm 80% số bụi bẩn. Ô nhiễm sulfur từng tương tác với mây nằm thấp khiến chúng sáng hơn và phản chiếu nhiều ánh sáng hơn giờ đây không còn nữa.

Theo dõi các tuyến đường vận chuyển ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương là 2 điểm ghi nhận nắng nóng kỷ lục mùa hè năm nay, ông xác định tình trạng nóng lên có thể xảy ra do mất ô nhiễm sulfur.

Ông Diamond ước tính loạt quy định vận tải mới có thể làm nhiệt độ vào giữa thế kỷ 21 tăng thêm khoảng 0,1 độ C. Mức độ nóng lên có thể mạnh hơn từ 5 đến 10 lần ở khu vực nhiều tàu thuyền qua lại như Bắc Đại Tây Dương.

Hai nhà khoa học Zeke Hausfather (tổ chức Berkeley Earth) và Piers Forster (Đại học Leeds) qua phân tích đưa ra ước tính bằng một nửa con số trên.

Núi lửa phun trào

Nhà khoa học Margot Clyne (Đại học Colorado) cho biết vụ núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào tháng 1.2022 giải phóng 165 triệu tấn nước dưới dạng hơi khiến nhiệt bị giữ lại, cùng 550.000 tấn sulfur dioxide vào thượng tầng khí quyển.

Nhà khoa học Holger Vomel (Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ) nhận xét đây là lượng nước “vô cùng khủng khiếp”.

Một nghiên cứu chưa được bình duyệt ước tính số hơi nước nêu trên có thể khiến một số nơi tăng thêm 1,5 độ C và vài nơi khác giảm 1 độ C.

Hai nhà khoa học NASA Paul Newman cùng Mark Schoeberl lại chỉ ra nghiên cứu chưa tính hiệu ứng làm mát của sulfur dioxide. Ông Schoeberl ước tính vụ phun trào khiến nhiệt độ toàn cầu giảm nhẹ 0.04 độ C.

kh01.jpg
Cảnh núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào - Ảnh: AP

Một số “nghi phạm” khác

Nguyên nhân ít có khả năng hơn là bụi ở châu Phi (làm mát tương tự ô nhiễm sulfur) ít đi, luồng gió thay đổi, dòng hải lưu chậm lại. Thậm chí còn có ý kiến nghi ngờ các cơn bão mặt trời gần đây, sự gia tăng hoạt động của vết đen trên Mặt trời, ngôi sao gần Trái đất nhất, tuy nhiên nhà khoa học Robert Rohde (Berkeley Earth) chỉ ra giới nghiên cứu đã theo dõi nhiều năm nhưng không nhận thấy chúng làm tăng nhiệt độ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không chỉ biến đổi khí hậu và El Nino khiến Trái đất nóng lên