Thông tin TP.HCM hợp thức hóa nhà xây không phép, sai phép là chưa chính xác và chưa phù hợp với chủ trương của UBND TP.HCM về phân loại để xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng.

Không có chuyện TP.HCM hợp thức hóa nhà xây trái phép, không phép

09/05/2020, 06:34

Thông tin TP.HCM hợp thức hóa nhà xây không phép, sai phép là chưa chính xác và chưa phù hợp với chủ trương của UBND TP.HCM về phân loại để xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng.

Vi phạm trật tự xây dựng giảm hơn so với năm 2019 - Ảnh: Internet

Ngày 8.5, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Lê Hòa Bình đã phản hồi, làm rõ thông tin về nội dung TP.HCM cho phép 3 nhóm nhà trái phép được hợp thức hóa hoặc TP.HCM ra điều kiện hợp thức hóa nhà sai phép.

Theo đó, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định chưa cung cấp thông tin này cho truyền thông. Nội dung trên cũng chưa phù hợp với chủ trương của UBND TP.HCM là phân loại để xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự còn tồn đọng trong thời gian qua.

Ông Bình cho biết trước đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường, UBND các quận huyện xây dựng các tiêu chí cụ thể về phân loại xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Việc này để làm cơ sở cho UBND các quận huyện rà soát, xử lý dứt điểm các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng, chưa được xử lý dứt điểm, đảm bảo xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật của từng thời điểm nhất định. Đồng thời, việc xử lý phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; tổ chức hội nghị chuyên đề để đảm bảo thống nhất áp dụng thực hiện.

Sau đó, ngày 22.1, Sở Xây dựng đã có công văn hướng dẫn 24 quận huyện rà soát hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, thống kê, phân loại xử lý đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng theo 3 nhóm hành vi vi phạm. Đến nay, UBND 24 quận huyện đã rà soát và gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện.

Được biết, năm 2019, TP.HCM có 2.900 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, trong đó 1.328 trường hợp xây dựng không phép, 1.213 trường hợp sai phép. Tổng số tiền xử phạt hành chính là gần 25 tỉ đồng. Các trường hợp vi phạm diễn ra ở nhiều quận, huyện, đặc biệt ở quận Thủ Đức, quận 10, các huyện Bình Chánh, Hóc Môn…

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không có chuyện TP.HCM hợp thức hóa nhà xây trái phép, không phép