Những sườn đồi trùng điệp phủ đầy bia mộ, nằm ‘lọt thỏm’ giữa hàng dãy cao ốc - địa điểm ỳ dị nhưng không hề xa lạ ở nội ô Hồng Kông. Tại đô thị đông dân nổi tiếng của châu Á, người đã khuất ngày càng phải chật vật tìm chỗ đứng hệt như người đang sống. Quang cảnh ấy còn phản ánh một thực trạng văn hóa xã hội đáng buồn.

Khu ‘đồi mộ’ giữa lòng Hồng Kông: chuyện sinh tử và một nghịch cảnh văn hóa

nhu y | 03/11/2019, 10:54

Những sườn đồi trùng điệp phủ đầy bia mộ, nằm ‘lọt thỏm’ giữa hàng dãy cao ốc - địa điểm ỳ dị nhưng không hề xa lạ ở nội ô Hồng Kông. Tại đô thị đông dân nổi tiếng của châu Á, người đã khuất ngày càng phải chật vật tìm chỗ đứng hệt như người đang sống. Quang cảnh ấy còn phản ánh một thực trạng văn hóa xã hội đáng buồn.

Vô số bia đá đặt nối dài trên một chuỗi quả đồi ngay trung tâm phố thị Hồng Kông. Chỉ có vài khoảng xanh cây cỏ điểm xuyết cho khu nghĩa trang tập thể khổng lồ.

Những bia đá khắc tên Hán tự biểu thị chốn ‘an nghĩ’ cuối cùng của hàng ngàn người dân Hương Cảng -- hay chí ít, chúng lưu giữ phần tàn tích nơi trần thế của họ.

Khung cảnh ‘đồi mộ’ được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Finbarr Fallon, người đã viếng thăm gần như toàn bộ những nghĩa trang thuộc nội thành Hồng Kông. Fallon truyền tải ấn tượng tính chất dày đặc của từng khu mộ, lẫn cảm nhận trãi dài ngoạn mục dẫu u ám ở chúng.

Một số shot ảnh nổi bật nhất thể hiện cận cảnh dãy dài bia mộ nối tiếp nhau theo trật tự quy củ, thẳng tắp, trong khi ngay phía sau, rất nhiều tòa nhà chọc trời đang ‘bao vây’ cảnh vật.

“Tôi cố gắng lột tả mối quan hệ sinh tử trong cùng một bối cảnh”, Fallon chia sẻ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh người Anh khéo léo sử dụng bộ ống kính zoom xa, tiết giảm cách biệt thị giác giữa tiền và hậu cảnh, tạo ra hiệu ứng ‘phẳng’ thú vị cho series ảnh.

Anh cũng tận dụng công nghệ drone (máy ảnh gắn với thiết bị bay điều khiển từ xa) tạo nên những tác phẩm bao quát, ‘bắt’ trọn không gian rộng lớn của khu mộ. Ở một bức ảnh, khách đến viếng nghĩa trang, những người phải leo từng bậc thang lên đoạn dốc dài tưởng chừng vô tận nơi ‘đồi mộ’, trông nhỏ bé giữa vô vàn bia đá xám xịt.

“Tôi hy vọng những bức ảnh có thể diễn đạt dấu ấn tượng niệm, đồng thời, cho thấy sự hòa lẫn kiến trúc nhân tạo vào cảnh quang đồi núi tự nhiên. Những khu nghĩa trang trên đồi đã vượt ra khỏi khái niệm công trình xây dựng đơn thuần”, Fallon nói.

Fallon, nhiếp ảnh gia hiện sống tại Singapore, bắt đầu dự án ảnh ‘đồi mộ’ sau lần vô tình nhìn thấy một trong những nghĩa trang đặc biệt này tọa lạc ở quận Wan Chai, khi anh đến Hồng Kông du lịch.

Bị lôi cuốn trước khung cảnh chật hẹp, nối dài ngột ngạt của ‘rừng’ mộ bia -- một minh chứng định hình giá trị cuộc sống và cái chết -- Fallon quyết định trở lại Hương Cảng. Suốt 5 năm tiếp theo, anh ghi nhận qua ống kính máy ảnh thứ anh gọi là “nét văn hóa tín ngưỡng về cái chết đang thay đổi” tại Hồng Kông.

Thiếu hụt không gian chôn cất

Tại Anh, nơi Fallon sinh ra và lớn lên, nghĩa trang là những mảnh đất xanh bằng phẳng, thoáng đãng, như những khu vườn rộng được chăm sóc kĩ, theo cách nhiếp ảnh gia mô tả. Ở Hồng Kông, anh được chứng kiến một câu chuyện hoàn toàn trái ngược, khi thế giới người chết thường phác họa chính xác hiện thực người sống đang đối mặt -- bị ‘phong tỏa’ trong cảm nhận ganh đua không ngừng về không gian.

Thu hút lượng dân cư hơn 7.5 triệu người, Hồng Kông, tuy nhiên, lại là một trong những đô thị có mức sống đắc đỏ nhất thế giới, với giá nhà đất liên tục ‘leo thang’. Điều này đồng nghĩa, mọi người buộc phải vất vả tìm kiếm một nơi trú ngụ lúc còn sống, lẫn khi đã qua đời.

Những khu nghĩa trang tư nhân trong thành phố hiện đưa ra mệnh giá 280.000 HK$ (gần 830 triệu VND) cho một khoảng đất chôn cất vĩnh viễn. Thế nhưng, theo Amy Chow, trợ lý giảng dạy tại đại học Hồng Kông, chuyên gia nghiên cứu về lão hóa và tang ma, con số trên có thể nhân lên gấp 4 lần.

Không gian chôn cất tại nghĩa trang công cộng có thể rẻ hơn, nhưng nay toàn bộ những khu mộ dạng này đã không còn chỗ trống. Một số khoảng đất với mức giá phù hợp cho đại đa số người dân mang tính chất ‘tái sử dụng’, theo đó gia đình người chết buộc phải đào mộ để ‘trả lại’ đất sau 6 năm.

Phần lớn người Hồng Kông ngày nay chọn cách hỏa táng thân quyến đã qua đời. Dẫu vậy, cũng rất khó tìm được một nơi đặt tro cốt, với hàng ngàn gia đình hiện vẫn nằm trong danh sách chờ để có được một chỗ trống tại nhà tưởng niệm, vốn chỉ vừa đủ đặt 1 đến 2 bình đựng tro. Không ít người phải đợi đến 7 năm, Chow cho biết.

Sắc thái và dấn ấn nơi series ảnh của Fallon phản ánh thực trạng đáng quan ngại xoay quanh văn hóa tín ngưỡng về cái chết ở Hồng Kông. Những shot ảnh gợi lên cảm nhận trầm lặng, mờ ảo, gần như u sầu, khiến giá trị nghệ thuật của chúng “kết nối trực tiếp với chủ thể chính trước ống kính”, như lời nhiếp ảnh gia mô tả.

Tại Singapore, không gian dành cho người đã khuất cũng đang ở tình trạng cạn kiệt, Fallon nhận định. Hàng ngàn bia mộ cũ phải chịu cảnh bị khai quật, di dời, để ‘nhường chỗ’ cho hệ thống đường cao tốc và khu dân cư mới.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ dần không còn được trông thấy những không gian biểu trưng cho người đã khuất, trước tình trạng gia tăng không gian sống bên trong đô thị”. Fallon nói. Anh liên tưởng đến dịch vụ ‘bia mộ ảo’ xuất hiện tại Nhật Bản, cho phép người dùng internet ‘thăm viếng’ người chết ngay trên mạng điện tử. “Con người thành thị dường như đang bị thúc ép rời bỏ hoạt động tín ngưỡng, văn hóa truyền thống. Họ buộc lòng chấp nhận rằng nhiều thành phố đang thay đổi như thế”.

Đổi khác nơi truyền thống và đức tin

Phát kiến ‘bia mộ ảo’, lẫn khuynh hướng hỏa táng người đã khuất ngày một gia tăng minh chứng rõ nét cho sự thay đổi trong văn hóa tang ma tại không ít đô thị châu Á, như Hồng Kông, Singapore và Tokyo. Tuy nhiên, đáng nói hơn, thực trạng quá thiếu hụt không gian đang đe dọa đến cả những đức tin và nghi lễ tôn kính người chết theo truyền thống phương Đông.

“Đa số nền văn hóa Á Đông thực hiện những nghi lễ ma chay rất chỉnh chu”, Fallon nói. “Nhưng nhìn về tương lai, tôi nghĩ nhiều thành phố đông dân sẽ phải chọn cách thay đổi văn hóa tín ngưỡng cũng như không gian cho người chết”.

Nghi lễ tang ma được hoàn tất nghiêm túc, ở nhiều quốc gia phương Đông, là biểu trưng của lòng kính trọng, đạo làm con cũng như đức tin vào nền tảng gia đình. Vì lẽ đó, theo Chow, mọi người sẽ cảm thấy hổ thẹn nếu không thể tìm ra một mảnh đất an nghĩ phù hợp dành cho người thân đã khuất.

Thế nhưng tại Hồng Kông, do không thể đạt được mong ước trên, nhiều người dân đành mang tro cốt của thân quyến họ lưu giữ ở nhà riêng -- một quyết định vốn đi ngược ý niệm

Dẫu có thể thuận tiện hơn trong vấn đề thờ cúng, việc này chủ yếu cho thấy sức ép của nạn thiếu hụt không gian, biểu thị cho “những chuyển đổi văn hóa” kéo theo.

“Trong quá khứ, mọi người muốn sống trong một ngôi nhà lớn, khang trang, với hướng nhìn đẹp”, Chow nói. “Nhưng hiện nay, người dân thành thị không thể mơ đến điều đó, nên họ nghĩ: ít nhất họ cũng có một căn nhà. Kiểu tư duy này đồng thời khắc họa nên kỳ vọng họ dành cho những khu nghĩa trang. Nếu không gian của người sống đang ngày một bó hẹp, chúng ta đành phải cắt giảm kỳ vọng cho không gian của người chết”.

Riêng với Fallon, người chứng kiến những chuyển đổi văn hóa có phần cay đắng này thông qua dự án nghệ thuật, ‘đồi mộ’ tại Hồng Kông vẫn mang ấn tượng mỹ cảm đáng nhớ. Là một nhiếp ảnh gia kiến trúc, anh cho biết bản thân bị cuốn hút trước “địa thế đồi dốc” nơi khu nghĩa trang.

“Phong cách xây dựng của chúng … bao bọc lấy môi trường tự nhiên bằng tầng tầng lớp lớp những bia đá xám màu, tự thân quang cảnh ấy đã là một biểu tượng kiến trúc khó quên”, Fallon bảy tỏ.

Như Ý (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khu ‘đồi mộ’ giữa lòng Hồng Kông: chuyện sinh tử và một nghịch cảnh văn hóa