Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ tính toán lại phương án tài chính của dự án đường Vành đai 4 so với Vành đai 3, bởi suất đầu tư Vành đai 4 cao hơn 1,2 lần

Kiểm toán Nhà nước đề nghị tính lại tiền đầu tư dự án đường Vành đai 4 thủ đô

Lam Thanh | 27/05/2022, 15:43

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ tính toán lại phương án tài chính của dự án đường Vành đai 4 so với Vành đai 3, bởi suất đầu tư Vành đai 4 cao hơn 1,2 lần

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường Vành đai 4 vùng thủ đô, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra dự án thành phần nhóm 3 bao gồm đường, cầu cạn, nút giao, cầu, hầm, trạm thu phí... lớn hơn tổng chiều dài tuyến đường (dài hơn 12,5km cầu cạn), tương đương gần 4.500 tỉ đồng.

Việc tính khối lượng cầu cạn sang cầu vượt dòng chảy làm tăng hơn 500 tỉ đồng; xác định cầu vượt đúc hẫng nhịp làm tăng gần 500 tỉ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng 19.500 tỉ đồng (tính toàn bộ số hộ bị mất đất đều nằm trong diện tái định cư) làm tăng chi phí hỗ trợ thuê nhà, giải phóng mặt bằng, xây khu tái định cư. Chính phủ dự kiến thời gian thi công dự án thành phần 3 là 2022-2027, tuy nhiên sơ bộ tổng mức đầu tư tính toán lãi vay từ tháng 1.2024 đến 12.2026 là "chưa phù hợp với tiến độ thi công".

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ tính toán lại phương án tài chính của dự án đường Vành đai 4 so với Vành đai 3, bởi suất đầu tư Vành đai 4 cao hơn 1,2 lần. Cùng quy mô 4 làn cao tốc, nhưng Vành đai 4 dài gần 113km có tổng trị giá 57.800 tỉ đồng, còn Vành đai 3 dài 76km là 33.700 tỉ đồng.

vanh-da-4.jpg
Dự án đường Vành đai 4 thủ đô dự kiến hơn 85.800 tỉ đồng, trong đó từ ngân sách TP.Hà Nội hơn 23.000 tỉ đồng

Tờ trình của Chính phủ xác định phương án giải phóng mặt bằng cho cả tuyến đường sắt vành đai, tuy nhiên chưa xác định rõ lộ trình đầu tư tuyến này. Theo Kiểm toán Nhà nước, khi chưa có lộ trình đầu tư rõ ràng mà đã dự kiến giải phóng mặt bằng có thể dẫn đến tái lấn chiếm, tăng tổng mức đầu tư.

Ngoài ra, Chính phủ chưa làm rõ sự cần thiết phải đầu tư đường song hành hai bên đường Vành đai; chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của đường song hành với việc thu phí cao tốc. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo Hà Nội làm rõ sự cần thiết và mức độ ảnh hưởng của đường song hành với phương án thu phí cao tốc vì hai tuyến này cũng ảnh hưởng tới phương án tài chính. Cơ quan Kiểm toán đề nghị Chính phủ đưa ra mốc thời hạn hoàn thành từng nội dung của dự án và các bên thực hiện phải cam kết đúng thời hạn.

Trước đó, HĐND TP.Hà Nội thông qua nghị quyết bố trí hơn 23.000 tỉ đồng cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 vùng thủ đô. Tuyến vành đai này dài 112,8km, qua 3 tỉnh thành: Hà Nội (58,2km), Hưng Yên (19,3km), Bắc Ninh (25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km. Điểm đầu tại Km3+695 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối tại Km40+500 trên cao tốc Nội Bài - Hạ Long (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án được chia thành 3 nhóm với 7 dự án thành phần, bao gồm: Nhóm 1 với 3 dự án giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhóm 2 có 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành triển khai ở 3 địa phương trên. Nhóm 3 với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Nguồn vốn đầu tư dự kiến hơn 85.800 tỉ đồng, trong đó từ ngân sách TP.Hà Nội hơn 23.000 tỉ đồng, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2021-2025 giải ngân trên 19.000 tỉ đồng, giai đoạn 2026-2030 hơn 4.000 tỉ đồng. Tiến độ và thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến 2027.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm toán Nhà nước đề nghị tính lại tiền đầu tư dự án đường Vành đai 4 thủ đô