"Làn sóng hồng" là cụm từ được sử dụng để mô tả làn sóng giả định là các chính phủ cánh tả mới ở Mỹ Latin.

Làn sóng hồng lan khắp Châu Mỹ là cơ hội để Nga và Trung Quốc phản công nước Mỹ

Anh Tú | 20/02/2022, 13:34

"Làn sóng hồng" là cụm từ được sử dụng để mô tả làn sóng giả định là các chính phủ cánh tả mới ở Mỹ Latin.

lan-song-hong.jpg
Tổng thống Cánh hữu Brazil Jair Bolsonaro đến thăm Nga tuần qua - Ảnh: Internet

Tổng thống Cánh hữu Brazil Jair Bolsonaro và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau tại Moscow hôm 17.2 trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine. Với cách xử lý tai hại của ông Bolsonaro đối với đại dịch COVID-19 và uy tín xuống dốc trong các cuộc thăm dò dự báo cuộc bầu cử vào tháng 10 tới, đây có thể là chuyến đi cuối cùng của Bolsonaro đến Nga, hoặc bất cứ nơi nào, với tư cách là tổng thống Brazil.

Nếu điều mà nhiều nhà quan sát gọi là "làn sóng hồng mới" ủng hộ các chính trị gia thiên tả tiếp tục quét qua Mỹ Latinh, thì cựu Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva sớm bứng Bolsonaro khỏi chức vụ.

Ngược lại, Trung Quốc và Nga dường như đang cố gắng xâm nhập mới vào châu Mỹ Latin, có lẽ đang tìm cách lướt trên làn sóng mới này.

Tuần trước, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã công du Moscow và Bắc Kinh. Tại thủ đô của Nga, ông tuyên bố rằng Argentina nên là cánh cửa thâm nhập của Nga vào Mỹ Latin. Tại Bắc Kinh, ông tuyên bố tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường Trung Quốc và công bố các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Argentina lên tới hơn 23 tỉ USD trong những năm tới.

Sau những lời bóng gió từ chính phủ của Putin rằng Moscow có thể gửi quân đồn trú hoặc đặt vũ khí ở Cuba và Venezuela để đáp lại mối đe dọa trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhiều người đang tự hỏi liệu Mỹ Latin có rời xa Mỹ và phương Tây để chuyển sang một trật tự quỹ đạo mới không.

Khu vực này trông đã khác so với vài năm trước, và thoạt nhìn, có thể thấy rằng các cuộc xâm nhập Mỹ Latin từ Moscow và Bắc Kinh không phải là điều hoàn toàn xa vời. "Làn sóng hồng" là cụm từ được sử dụng để mô tả làn sóng giả định là các chính phủ cánh tả mới ở Mỹ Latin, bắt đầu từ năm 2018 với Andrés Manuel López Obrador ở Mexico và tiếp tục vào năm 2019 với chính Fernández ở Argentina rồi vào năm 2021 với Luis Arce ở Bolivia, Pedro Castillo ở Peru và Gabriel Boric ở Chile. Tháng 5 tới, Gustavo Petro có thể đắc cử Tổng thống Colombia. Một chiến thắng cho Lula ở Brazil sẽ làm Mỹ Latin bừng sắc hồng gây nhức mắc cho những người ở Nhà Trắng.

Những chiến thắng bầu cử này lặp lại những gì đã diễn ra 20 năm trước, bắt đầu với cuộc bầu cử của Hugo Chávez ở Venezuela năm 1998, chiến thắng của Ricardo Lagos ở Chile năm 2000, của Lula ở Brazil năm 2002 và cuộc bầu cử của Evo Morales ở Bolivia năm 2005… Có thể dễ dàng phát hiện ra xu hướng tả khuynh trong các bầu cử này, đặc biệt là khi nhìn vào bối cảnh của các chuyển động địa chính trị được mô tả ở trên.

Trên thực tế, các vấn đề liên quan đến thủy triều hồng mới phức tạp hơn 2 thập kỷ trước. Đúng là tất cả các nhà lãnh đạo của thủy triều hồng đợt này đều tự cho mình là trung tả hoặc tiến bộ và có nhiều điểm chung, ngay cả khi López Obrador của Mexico nổi bật so với phần còn lại bằng cách thể hiện một số khuynh hướng độc đoán.

Tất cả  các nhà lãnh đạo trong phong trào này phần lớn đều lên án các tiền nhiệm thường là trung hữu hay thiên hữu tỏ ra yếu kém trước đại dịch COVID-19; Tất cả đều thể hiện thái độ xã hội mạnh mẽ và họ làm sống lại những bất bình của tổ tiên đối với xã hội bóc lột; kiên quyết đặt người nghèo lên hàng đầu; và áp dụng nhiều quan điểm chống khai thác đối với tài nguyên thiên nhiên, môi trường, quyền cơ bản của con người và quyền tự chủ về văn hóa. Và mọi khuynh hướng nêu trên đều dẫn đến một lập trường chống Mỹ khá rõ ràng.

Vì nhiều yêu cầu mà các chính phủ mới này đưa ra các quyết định liên quan đến khai thác mỏ, năng lượng, đất đai và đầu tư nước ngoài, nên có thể có mâu thuẫn với các lợi ích và chính sách của Mỹ trong những tháng và năm tới.

Nhưng cũng có những khác biệt đáng kể giữa nhiều chính phủ trong phong trào này, cũng như với làn sóng hồng cách đây 20 năm. Một số nhà lãnh đạo và ứng cử viên cánh tả mới này có khuynh hướng dân chủ rõ ràng, bởi vì họ xuất thân từ các cuộc đấu tranh chống độc tài trong quá khứ. Boric, người được cựu Bộ trưởng Kinh tế Chile và Thượng nghị sĩ Carlos Ominami gọi là "Con đường Chile mới", là một trong số họ. Cả Lula ở Brazil và thậm chí Fernández ở Argentina cũng vậy.

Boric, Lula và Petro đều đang có khuynh hướng trung hơn tả vì trong các cuộc tranh cử ở Chile, Brazil và Argentina, họ không thể giành chiến thắng nếu không có liên minh với các đảng phái khác. Đáng chú ý, bỏ qua luận điệu chống thương mại tự do, các nước như Chile, Peru, Colombia và Mexico đều đã ký các hiệp định thương mại tự do với Mỹ và không có dấu hiệu muốn rút khỏi các hiệp định này.

Bất chấp ý định tốt nhất của họ và sự nhiệt tình của những người theo họ, chiến thắng của họ không đảm bảo sẽ thay đổi xã hội sâu rộng. Mọi nền kinh tế Mỹ Latin đều bị vùi dập bởi cuộc suy thoái trong năm 2020 mà hệ quả là nghèo đói và bất bình đẳng đã gia tăng; doanh thu tài khóa đã giảm do quá trình phục hồi kinh tế diễn ra lâu hơn dự kiến. Sẽ không dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của người dân và cử tri.

Tuy nhiên, ngoại trừ Cuba và Venezuela, thì Mỹ Latin nói chung sẽ không phải là mảnh đất màu mỡ dễ chịu cho Trung Quốc và Nga. Và bất chấp những lời lẽ thường xuyên có vẻ chống Mỹ, hầu hết các nhà lãnh đạo mới này đều tỏ ra thân thiện với Mỹ trong quá khứ hoặc cam kết sẽ như vậy trong tương lai.

Tất cả họ đều đang phải đối mặt với thách thức xây dựng lại nền tảng phúc lợi xã hội của họ, vốn đã được chứng minh là có khiếm khuyết khi đối mặt với đại dịch và sự suy giảm kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của châu Mỹ, dự kiến ​​diễn ra vào đầu tháng 6 tại Los Angeles, sẽ tạo cơ hội tuyệt vời để tăng cường mối quan hệ đó và dẹp yên những đồn thổi về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Mỹ Latin, với một bên là Mỹ, một bên là Trung Quốc và Nga.

Nếu chính quyền Biden nhấn mạnh mối quan hệ này và tìm kiếm điểm chung thay vì tái khởi động cuộc chiến chống ma túy và tuyên bố một cuộc chiến mới liên quan người nhập cư, thì sự thay đổi này ở Mỹ Latin có thể trở thành cơ hội lớn cho Mỹ.

Đó sẽ là một cách mang tính xây dựng hơn để xem các xu hướng ở Mỹ Latin, thay vì sa đào vào các chuyến thăm cấp nhà nước, các bài phát biểu và thông báo có thể không bao giờ trở thành hiện thực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làn sóng hồng lan khắp Châu Mỹ là cơ hội để Nga và Trung Quốc phản công nước Mỹ