Sự xuất hiện gần đây của hàng trăm trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới đã gây ra một làn sóng thông tin sai lệch về căn bệnh này trên mạng xã hội.

Lan truyền tin đồn sai lệch rằng bệnh đậu mùa khỉ là 'tác dụng phụ' của vắc xin AstraZeneca

Đan Thuỳ | 08/06/2022, 12:33

Sự xuất hiện gần đây của hàng trăm trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới đã gây ra một làn sóng thông tin sai lệch về căn bệnh này trên mạng xã hội.

Gần đây, một số bài đăng được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ - một căn bệnh thường chỉ tập trung ở Trung và Tây Phi lại xuất hiện ở Canada và các nơi khác trên thế giới phương Tây là "tác dụng phụ" của vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Song thông tin này là không chính xác.

Tuyên bố này có liên quan đến thực tế là vắc xin AstraZeneca áp dụng công nghệ vector dùng vi rút cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và chứa gien từ nCoV. Khi tiêm vào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.

Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng lập luận này "không có cơ sở",  một phần là do các loại vi rút thuộc các họ khác nhau. 

Giáo sư Eom Jung-shik, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Gil, Đại học Gachon (Hàn Quốc), cho biết vắc xin "không thể tạo ra vi rút mới bên trong cơ thể người và gây ra một cái gì đó giống như bệnh đậu mùa ở khỉ". 

Giống như trong các loại vắc xin công nghệ vector vi rút khác, vi rút adeno từ tinh tinh đã được thay đổi để không lây nhiễm sang người hoặc tái tạo.

anh-chup-man-hinh-2022-06-08-luc-10.11.22.png
Một người dân tại Sydney (Úc) được tiêm vắc xin AstraZeneca - Ảnh: Rueters

Giáo sư Yoo Jin-hong, một nhà dịch tễ học tại Đại học Công giáo Hàn Quốc, cho biết AstraZeneca tuyên bố rằng "tin đồn này xuất phát từ ý tưởng rằng tinh tinh thường được gọi chung là khỉ, nhưng đây là một tin đồn rất thiếu hiểu biết và không có cơ sở khoa học, thực tế". 

Bệnh đậu mùa khỉ được đặt tên như vậy vì nó được phát hiện lần đầu tiên trong một bầy khỉ đang được nghiên cứu vào năm 1958, nhưng chúng không phải là loài động vật duy nhất mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loài gặm nhấm là ổ chứa bệnh đậu mùa ở khỉ nhiều nhất trong tự nhiên.

Các bài đăng trên mạng xã hội cũng tuyên bố rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) gần đây đã phê duyệt một loại vắc xin đậu mùa khỉ mới từ hãng dược phẩm Pfizer. 

Tuyên bố này là sai vì vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ duy nhất ở Mỹ đã được FDA chấp thuận vào năm 2019 và Pfizer không sản xuất loại vắc xin này.

Abby Capobianco, một quan chức tại Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cho biết rằng loại vắc xin này có tên là Jynneos, đã được "FDA cấp phép để phòng ngừa bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ ở người lớn từ 18 tuổi trở lên được xác định là có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa hoặc bệnh đậu mùa khỉ". 

Công ty dược phẩm Bavarian Nordic, công ty sản xuất Jynneos, đã thông báo vào ngày 18.5 rằng chính phủ Mỹ đã đặt hàng trị giá 119 triệu đô la cho các lô vắc xin. 

Jynneos là vắc xin duy nhất được FDA chấp thuận cho bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên dữ liệu đã chỉ ra rằng vắc xin đậu mùa có hiệu quả ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). 

anh-chup-man-hinh-2022-06-08-luc-10.11.29.png
Một bệnh nhân đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ Congo - Ảnh: AFP

Các bài đăng trên mạng xã hội cũng chia sẻ hình ảnh một bài báo từ CTV News của Canada tuyên bố rằng 95% các trường hợp mắc đậu mùa khỉ do các quan chức Canada điều tra hóa ra là bệnh zona.

Tuy nhiên Rob Duffy, Giám đốc truyền thông của CTV News nói rằng "chưa bao giờ đăng một câu chuyện như vậy và ảnh chụp màn hình không hiển thị một bài báo xác thực từ CTV News".

Theo Isaac Bogoch, Giáo sư tại Khoa Y Temerty thuộc Đại học Toronto (Canada), mặc dù một số triệu chứng có thể giống nhau ở các trường hợp bệnh zona và đậu mùa khỉ, nhưng chúng không phải do cùng một loại vi rút gây ra.

"Có thể có một số trùng lặp trong biểu hiện lâm sàng giữa hai loại bệnh này nhưng bệnh đậu mùa khỉ và bệnh zona là hai bệnh nhiễm trùng hoàn toàn khác nhau", ông Isaac Bogoch cho biết. 

Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới phải đối mặt với một đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên phạm vi quốc tế. WHO cho biết từ ngày 13.5 - 2.6, các cơ quan y tế đã ghi nhận 780 ca mắc đậu mùa khỉ tại 27 quốc gia mà căn bệnh này không phải đặc hữu. Anh và Bồ Đào Nha phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh nhất, với khoảng 200 và 100 ca tương ứng ở mỗi quốc gia. Canada ghi nhận 77 ca. Mỹ ghi nhận 21 ca. Một số nhà khoa học suy đoán rằng vi rút đậu mùa khỉ có thể đã âm thầm lưu hành trong nhiều năm trước khi nó đột ngột xuất hiện trên toàn thế giới

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lan truyền tin đồn sai lệch rằng bệnh đậu mùa khỉ là 'tác dụng phụ' của vắc xin AstraZeneca