Rau củ quả không chỉ cung cấp vitamin hay chất xơ mà còn có thể cung cấp protein cho cơ thể.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau xanh giàu protein, chất chống oxy hóa và nhiều loại axit amin thiết yếu.
Bông cải xanh là một nguồn vitamin C và K rất phong phú, một nguồn folate tốt, và một nguồn phốt pho và kali phong phú. Nó cũng chứa một số canxi.
Trung bình 100 gram bông cải xanh có thể chứa tới 2,8 gram protein và 34 calo. Hơn nữa, bông cải xanh giàu chất dinh dưỡng có thể tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Măng tây
Rau bina
Rau bina là một trong những loại rau được tiêu thụ rộng rãi, được biết đến với hàm lượng sắt và folate phong phú, rau bina cũng là một nguồn protein thực vật tuyệt vời. Một chén rau bina chứa khoảng 0,7 gram protein. Điều tốt nhất về rau bina là nó rất giàu axit amin có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người.
Bắp
Bạn có thể tăng cường lượng protein của mình bằng cách tiêu thụ bắp. Hạt bắp ngọt rất giàu protein. Trên thực tế, 100 gram bắp ngọt có thể chứa tới 3,3 gram protein. Hàm lượng này có thể dễ dàng cung cấp cho bạn liều lượng protein phù hợp hàng ngày, theo The Times of India.
Nấm
Hàm lượng protein của nấm nhiều hơn rau quả bình thường gấp 3-6 lần và có chứa 18 loại amino axit - nguồn xây dựng cơ bắp và tế bào.
Nấm tươi có hàm lượng protein lên đến 1,75%-3,63% còn nấm khô có hàm lượng protein thường là 19%-40%. Ví dụ, hàm lượng protein của nấm sò tươi là 3,63%, hàm lượng protein của nấm sò khô đạt 37%.
Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, nấm còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong nấm có chứa polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chống ung thư, kiểm soát lipid máu.
Rong biển
Cá không phải là thực phẩm có lợi duy nhất từ đại dương có chứa nhiều protein. Rong biển cũng được coi là thực phẩm rất giàu protein mà bạn có thể ăn, đặc biệt là rong biển khô. Chỉ cần 10 gram rong biển khô đã chứa 8 gram protein (và chỉ có 40 calo) nên rất tốt cho sức khỏe mà không làm bạn tăng cân.
Đáng chú ý là hàm lượng protein của rong biển sẽ thay đổi trong mùa. Hàm lượng protein trong rong biển vào cuối mùa đông và mùa xuân sẽ có hàm lượng cao hơn so với vào mùa hè .
Ngoài protein, rong biển giàu chất xơ, iốt hữu cơ, natri alginate và các thành phần khác, giúp làm sạch dạ dày, tăng tốc độ trao đổi chất glucose, đóng một vai trò trong việc ổn định lượng đường trong máu.
Đậu nành
Đậu phụ, tempeh (món ăn đặc trưng của Indonesia) và đậu nành Nhật (đậu nành lông) đều có nguồn gốc từ đậu nành, một nguồn protein phong phú. Một chén đậu nành có khoảng 31 gram protein. Ngoài protein, cả ba loại đậu này đều chứa sắt, canxi.
Bên cạnh đó, đậu nành Nhật cũng rất giàu folate, vitamin K và chất xơ. Còn tempeh chứa một lượng tốt men vi sinh, vitamin B và khoáng chất như magiê và phốt pho.
Đậu xanh
Những hạt đậu xanh nhỏ thường được phục vụ như một món ăn phụ chứa 9 gram protein cho mỗi cốc nấu chín (240 ml).
Hơn thế nữa, một khẩu phần đậu xanh còn chứa hơn 25% nhu cầu chất xơ, vitamin A, C, K, thiamine, folate và mangan hàng ngày của bạn. Đậu xanh cũng là một nguồn cung cấp chất sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng và một số vitamin B khác.
Quỳnh An (t/h)