Tối chủ nhật từ Cần Thơ trở về, trên xe, tôi định viết vội những ghi nhận và cảm xúc của mình từ lễ bế giảng khóa học “quản trị kinh doanh hội nhập” tổ chức cho các tỉnh Mekong. Nhưng khi lướt qua các tin nóng ngày chủ nhật cuối tuần, tôi phải dừng lại với dòng tin thật khó tin: 6 tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị Trung Quốc từ chối cho lên một đảo của quần đảo Hoàng Sa để tránh sóng gió dữ dội.

Lời từ chối lịch sự

17/08/2016, 17:25

Tối chủ nhật từ Cần Thơ trở về, trên xe, tôi định viết vội những ghi nhận và cảm xúc của mình từ lễ bế giảng khóa học “quản trị kinh doanh hội nhập” tổ chức cho các tỉnh Mekong. Nhưng khi lướt qua các tin nóng ngày chủ nhật cuối tuần, tôi phải dừng lại với dòng tin thật khó tin: 6 tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị Trung Quốc từ chối cho lên một đảo của quần đảo Hoàng Sa để tránh sóng gió dữ dội.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh tin này là hàng loạt tin dồn dập từ Olympic. Tưởng như những dòng tin từ Biển Đông và từ Olympic xa xôi không ăn nhập gì với nhau, vậy mà rồi cũng phải quay lại một điểm trùng...

Từ Biển Đông…

Tin từ Biển Đông, lần này có điều mới là không do ngư dân tả tơi về thông báo mà từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Khoảng 9 giờ 50 phút sáng 12.8, 6 tàu cá tỉnh Quảng Nam với khoảng 259 lao động đang hoạt động ở vùng biển cách đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa khoảng 40 hải lý thì bị sóng lớn, gió mạnh cấp 6 – 7 đe dọa.

Các chủ tàu đề nghị vào tránh trú tại đảo. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có đề xuất Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam liên lạc, thông báo cho phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tránh trú và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.

Tuy nhiên, mãi đến 22 giờ, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ta nhận được tin, cơ quan chức năng Trung Quốc từ chối, cho là đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa KHÔNG THÍCH HỢP ĐỂ TRÚ và đề nghị 6 tàu Việt Nam (giữa sóng to gió lớn) hãy quay trở về.

Dù cơ quan ngoại giao VN chính thức nhờ giúp thì cơ quan chức năng TQ vẫn từ chối. Và bây giờ 6 con tàu VN cứ thả phao lênh đênh giữa vùng biển gần Hoàng Sa đầy sóng gió, cầu trời...

Nghĩ tới hai tiếng Hoàng Sa, nhiều khi không khỏi “uất ức” cắn răng nghĩ lại chuyện cũ, kẻ xấu tính, mình nhờ giữ giùm đảo mà chiếm đoạt luôn và giờ thẳng cánh đuổi mình, cấm mình, từ chối cả việc cho tá túc lánh nạn.

…Đến Olympic

Thế giới nhìn về Biển Đông mà ngao ngán. Bây giờ, họ đang nổi tiếng cả ở một đấu trường khác là Olympic. Lạ lùng vậy sao, thoạt nghe tôi phải cảnh giác kiểu đánh giá quá khích của tinh thần dân tộc cực đoan. Đây là cuộc chơi của thể thao mà? Thể thao mà, nơi tuyệt đối tôn vinh tinh thần thương võ, trung thực, nhân ái mà?

Tôi lần dò xem và đọc nhiều nguồn, cả báo chí phương Tây. Vô địch bơi lội Sun Yang đánh vận động viên nữ, quậy không cho người khác tập và nói năng cùng thái độ thô lỗ. Cả siêu sao bơi lội Asian Games non choẹt 18 tuổi Chen Xunyl cũng vừa dính doping.

Ấn tượng doping mạnh đến nỗi nhiều đoàn tẩy chay không chịu xếp cùng hàng. Vận động viên Pháp Camille Lacourt nói trên đài phát thanh Pháp: “Sun Yang à, nước tiểu của anh ta màu tím”.

Yang từng dính doping nhưng được giới hữu trách TQ giấu nhẹm, có lần bị cấm thi đấu 3 tháng.

Thực tế là khi đoàn Trung Quốc vô địch, chỉ có cổ động viên của họ mừng, tất cả còn lại tỏ thái độ dửng dưng. Mọi người nồng nhiệt cổ vũ các vận động viên của đoàn tị nạn, thậm chí hết sức vỗ tay khích lệ những người về chót các cuộc đua thật xa vì quí mến nỗ lực (trong tuyệt vọng) của họ nhưng hầu như họ không vỗ tay cho đoàn Trung Quốc.

Một nhà báo Thụy Điển kiên nhẫn giải thích: họ mạnh, có nhiều huy chương, rất muốn viết về họ nhưng khó quá vì... phải chờ kết quả kiểm tra doping rất lâu mới biết kết quả đó có trung thực hay không.

Lời từ chối LỊCH SỰ của số đông các đoàn tham dự Olympic (không vỗ tay, không dám đưa tin, viết chân dung, không dám kết thân) phải chăng vì Trung Quốc có quan niệm khác với phần còn lại của thế giới (ngay cả) về đấu trường Olympic? Là phải chiếm hết, giật hết mọi thành tích cao nhất bất chấp tinh thần giá trị cốt lõi của Olympic.

Nên họ bị từ chối, lời từ chối lặng lẽ, lịch sự. Từ chối vì chính tinh thần Olympic.

Rồi tôi lại nghĩ về lời từ chối cứu giúp ngư dân của Trung Quốc. Cách từ chối lần này có vẻ là lời từ chối... LỊCH SỰ hiếm hoi phải không? Vì nói chuyện ngoại giao chính thức nên từ chối mà không bắn giết, đâm tàu, cướp cá, đánh người.

Lịch sự mà tàn ác. Và thương biết bao nhiêu, ngư dân mình vẫn đang ra khơi bám biển.

Vũ Kim Hạnh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lời từ chối lịch sự