Theo luật sư Đinh Văn Quế, nhiều ý kiến cho rằng vụ án đã kéo dài 5 năm, cơ quan điều tra làm như vậy là “treo án”, tiếp tục gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đảo và ông Quyết, cùng hàng trăm công nhân tại công ty Việt Séc.

Luật sư Đinh Văn Quế nêu quan điểm trong xử lý vụ chìm cano Cần Giờ

Trí Lâm | 10/09/2018, 06:29

Theo luật sư Đinh Văn Quế, nhiều ý kiến cho rằng vụ án đã kéo dài 5 năm, cơ quan điều tra làm như vậy là “treo án”, tiếp tục gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đảo và ông Quyết, cùng hàng trăm công nhân tại công ty Việt Séc.

Ông Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết không phạm tội

Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa có kiến nghị đến Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM về kết luận điều tra bổ sung của Công an TP.HCM về vụ chìm cano Cần Giờ.

Về vụ án này, ông Quế đã có 4 bản kiến nghị, phân tích kết luận điều tra, cáo trạng của Công an TP.HCM và đều khẳng định 2 ông Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết không phạm tội.

Theo ông Quế, khi hồ sơ được chuyển qua TAND TP.HCM, trong giai đoạn xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa đã phải 2 lần trả hồ sơ vụ án đề bổ sung. Tuy nhiên, lần thứ 2 thì VKSND TP.HCM mới ra quyết định trả hồ sợ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra để giám định tàu ký hiệu BP12-04-02 (phương tiện gây tai nạn), đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đều chờ giám định. Tuy nhiên, việc giám định cũng chỉ trên giấy tờ chứ không tiến hành giám định thực tế chiếc tàu bị nạn.

Việc cơ quan cảnh sát điều tra trưng cầu giám định tư pháp và tạm đình chỉ điều tra cũng chưa đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, vì kiểm tra hay giám định tàu bị nạn không phải giám định tư pháp mà chỉ là hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thời hạn điều tra bổ sung vừa hết thì cơ quan cảnh sát điều tra lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đề chờ giám định là không đúng với quy định về giám định tư pháp.

Ông Quế cho rằng, ngay từ khi khởi tố vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã không tiến hành thu hồi những vật chứng gây tai nạn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và tiến hành “khám xét” phương tiện, kiểm ra về kỹ thuật xem có đúng là chiếc tàu gặp nạn có đảm bảo an toàn hay không đã vội khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra đã có văn bản và chuyển tài liệu cho Cơ quan điều tra hình sự Quân chủng Hải quân, nhưng Quân chủng Hải quân đã có văn bản trả lời, nêu rõ: Sai phạm của tập thể và cá nhân trong việc đăng kiểm tàu BP 12-04-02 không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả vụ chìm tàu cano… Cơ quan điều tra hình sự Quân chủng Hải quân sẽ ra kết luận xác minh và quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định pháp luật”.

Tại kết luận điều tra trước đây, Công an TP.HCM cũng khẳng định cano gây tai nạn là tài sản của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đang được đơn vị này quản lý. "Như vậy làm sao ông Đảo và ông Quyết có quyền điều động hay cho phép đưa vào sử dụng? Khi Bộ GTVT xác định nguyên nhân gây tai nạn không phải do phương tiện không đảm bảo an toàn mà do lỗi của người điều khiển, lẽ ra Công an TP.HCM phải đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can nhưng hiện nay vẫn kéo dài vụ án tới 5 năm".

Cần phải đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can

Ông Quế nêu quan điểm, kết luận điều tra bổ sung vừa công bố của Công an TP.HCM nếu những người không am hiểu pháp luật sẽ dễ ngộ ngận tai nạn xảy ra do ông Đảo và ông Quyết. Tuy nhiên, kết luận bổ sung này không có gì mới, đã lược bỏ các tình tiết chứng minh rằng ông Đảo và ông Quyết không phải là chủ thể của tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”. Kết luận bổ sung nêu nhiều nội dung không liên quan gì đến dấu hiệu của tội quy định tại điều 214 và nội dung yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP.HCM.

Bản kết luận điều tra vẫn xác định: Nguyên nhân vụ tai nạn là do chở quá số người cho phép, sử dụng sai mục đích và đi vào vùng biểnCần Giờ là vùng không được phép hoạt động.

Theo ông Quế, “chở quá số lượng người cho phép” hoàn toàn không phải lỗi của ông Đảo và ông Quyết, mà do người lái tàu. Không có bất cứ tình tiết nào thể hiện ông Đảo, Quyết ra lệnh cho tài công chở quá số lượng người cho phép. Về lỗi sử dụng sai mục đích cũng không phải là nguyên nhân gây tai nạn, nếu có thì chỉ là có lỗi trong hoạt động kinh doanh.

Còn việc đi vào vùng biển Cần Giờ là vùng không được phép hoạt động thì chưa có tài liệu nào nói vị trí gây tai nạn là vùng biển. Nhưng dù đây là vùng biển hay vùng vịnh thì cũng không phải là nguyên nhân gây tai nạn.

Theo điều 214 Bộ luật Hình sự, chủ thể của tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” phải là người biết rõ phương tiện không đảm bảo an toàn mà vẫn cho phép đưa vào sử dụng. Tàu BP 12-04-02 thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhBà Rịa – Vũng Tàu. Giả thiết, đơn vị này biết tàu không đảm bảo an toàn mà vẫn cho Công ty Việt Séc mượn thì trách nhiệm thuộc về Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chứ không phải ông Đảo hay không Quyết. Trong khi vụ việc này, lỗi là do tài công.

Bên cạnh đó, tàu này cũng được Phòng Đăng kiểm Hải quân cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, nên không thể cho rằng tàu này không được đăng kiểm hoặc đăng kiểm không hợp pháp. Bộ GTVT cũng giám định và xác định nguyên nhân gây tai nạn do chở quá số người và thời tiết xấu, không phải do lỗi kỹ thuật hay sản xuất phương tiện.

Theo quy định của Bộluật Tố tụng hình sự thì sau khi có kết quả giám định thì cơ quan điều tra phải phục hồi điều tra hoặc đình chỉ điều tra, nhưng mãi đến 30.8.2018 cơ quan điều tra mới ra bản kết luận điều tra bổ sung với nội dung nhằm buộc tội cho ông Đảo và ông Quyết tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” là không đúng quy định pháp luật.

Theo ông Quế, nhiều ý kiến cho rằng vụ án đã kéo dài 5 năm, cơ quan điều tra làm như vậy là “treo án”, tiếp tục gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đảo và ông Quyết, cùng hàng trăm công nhân tại công ty Việt Séc.

“Với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật, có sai thì sửa nhằm tránh hậu quả nghiêm trọng khác, với tư cách luật sư và chuyên gia pháp luật hình sự, tôi đề nghị VKSND TP.HCM ra quyết định đình chỉ vụ án để lấy lại uy tín và lòng tin của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân TP.HCM nói riêng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng”, ông Quế nhấn mạnh.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư Đinh Văn Quế nêu quan điểm trong xử lý vụ chìm cano Cần Giờ