Liên quan đến việc chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) hành hung em dâu đến ngất xỉu, chiều 13.2, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới luật sư Nguyễn Văn Hậu- Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho rằng, hành vi của ông Hồ Văn Ngọc là không thể chấp nhận, ông này không chỉ vi phạm luật công chức mà còn vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể được hiến pháp và pháp luật quy định.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Cán bộ thi hành án hành hung em dâu có thể bị xử lý hình sự

Hồ Quang | 14/02/2017, 08:03

Liên quan đến việc chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) hành hung em dâu đến ngất xỉu, chiều 13.2, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới luật sư Nguyễn Văn Hậu- Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho rằng, hành vi của ông Hồ Văn Ngọc là không thể chấp nhận, ông này không chỉ vi phạm luật công chức mà còn vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể được hiến pháp và pháp luật quy định.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu hành vi trên của ông Ngọc đã vi phạm chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức trong gia đình, tại khu dân cư nơi cư trú và trong cộng động. Dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước, hành vi nêu trên đã xâm hại đến sức khỏe của người khác, gây mất an ninh trật tự. Điều này không những khiến ông Ngọc có thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý mà còn làm mất đi tình cảm gia đình, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh không chỉ của riêng ông Ngọc mà còn của cán bộ, công chức ngành thi hành án trong mắt người dân.

- Là một người làm việc trong ngành luật, ông có điều gì muốn nói với một người thực thipháp luật như ông Ngọc nhưng lại có hành động trên?

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản đã được quy định trong Điều 20 Hiến pháp 2013 và Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015. Chính vì vậy, tôi cho rằng việc đánh người, cố ý gây thương tích vì những mâu thuẫn cá nhân trong cuộc sống hàng ngày là hành vi không thể chấp nhận, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức – những người am hiểu và làm nhiệm vụ thực thi pháp luật.

- Theo ông, cơ quan nơi ông Ngọc công tác phải có trách nhiệm và xử lý như thế nào đối với hành vi trên của cán bộ,côngchức nơi mình quản lý?

Theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức vi phạm quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức (việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) và buộc thôi việc.

Vì vậy, việc xem xét trách nhiệm kỷ luật đối với ông Ngọc cần phải đợi kết luận từ các cơ quan chức năng về mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tôi cho rằng trước mắt cần nhắc nhở ông Ngọc để ôngcó những cách thức ứng xử phù hợp, không làm xấu hình ảnh của cán bộ, công chức không chỉ trong những lúc thi hành công vụ mà ngay cả trong cuộc sống đời thường.

- Là một luật sư lâu năm trong nghề, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho nhiều bị hại. Theo ông, hành vi trên của ông Ngọc xuất phát từ động cơ nào?

Động cơ yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi của con người, được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người. Qua các thông tin trên báo chí, có thể hành vi của ông Ngọc xuất phát từ việc ông này không chấp nhận người em dâu do đã kết hôn với em trai mình mà không có sự đồng ý của gia đình (theo lời ông Ngọc). Điều này là trái với quy định của pháp luật vì hôn nhân là tự nguyện, tiến bộ nên ông Ngọc hay bất cứ ai cũng không có quyền ngăn cản, cản trở việc kết hôn này.

- Với hành vi trên, liệu ông Ngọc có thể bị xử lýhình sự hay về mặt phápluật không, thưa ông?

Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể như sau:

Về mặt hành chính, theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì cá nhân bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình; phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; hoặc không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Trong khi đó về mặt hình sự, theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Do đó hành vi ông Ngọc có thể cấu thành tội phạm hình sự.

Xin cám ơn luật sư!

Anh Hồ (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Cán bộ thi hành án hành hung em dâu có thể bị xử lý hình sự