Cơ quan điều tra kết luận ông Phương phạm tội vì động cơ củng cố, giữ vững uy tín cho cá nhân và doanh nghiệp, nhưng luật sư nói rằng người này hoàn toàn không vụ lợi.

Luật sư nói kết luận điều tra Chi cục phó QLTT Sóc Trăng có dấu hiệu oan sai

Duy Khang | 06/01/2018, 16:04

Cơ quan điều tra kết luận ông Phương phạm tội vì động cơ củng cố, giữ vững uy tín cho cá nhân và doanh nghiệp, nhưng luật sư nói rằng người này hoàn toàn không vụ lợi.

Ngày 5.1, Công an Sóc Trăng chuyển kết luận điều tra đến Viện KSND cùng cấp và đề nghị truy tố ông Châu Hoài Phương (40 tuổi, ngụ H.Mỹ Xuyên) và Ung Văn Thanh (35 tuổi, ở TP.Sóc Trăng) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trước khi bị bắt hơn nửa năm trước, ông Phương là Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Sóc Trăng, ông Thanh là kiểm soát viên Đội QLTT số 7.

Phân bón trị giá 87 triệu gây thiệt hại… 1,87 tỉ đồng?

Theo kết luận điều tra, ông Phương là Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành (KTLN) do Sở Công thương Sóc Trăng thành lập tháng 3.2016. Haiphó đoàn là ông Trần Thanh Giảng (Phó phòng Cảnh sát kinh tế) và Võ Minh Thiên (Phó chánh Thanh tra Sở NN-PTNT) cùng 3 thành viên khác.

Tháng 4.2016, đoàn KTLN lấy kiểm tra mẫu 3 loại phân bón vô cơ của 1 doanh nghiệp ở TX.Ngã Năm. Sau khi 2 mẫu phân bón được kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm bổ sung cho kết quả chưa đạt với chỉ tiêu ghi ngoài bao bì, đoàn kiểm tra đã họp và thống nhất giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp bằng cách cho giám định mẫu còn lại tại Trung tâm Kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (TP.HCM). Lần giám định này cho kết quả đạt nên đoàn kiểm tra trả lại phân bón cho doanh nghiệp.

Kết luận điều tra cho rằng Thông tư 26 năm 2012của Bộ Khoa học - Công nghệ không quy định thử nghiệm hàng hóa lần 3, mà kết quả thử nghiệm lại (lần 2) là căn cứ cuối cùng để xử lý. Tuy nhiên, ông Phương đã "lợi dụng chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT, Trưởng đoàn KTLN để quyết định cho lấy mẫu phân bón lưu giữ tại doanh nghiệp đưa đi thử nghiệm (lần 3) sai quy định".

Chi cục QLTT Sóc Trăng, nơi ông Phương từng công tác - Ảnh: Hàm Yên

Khi có kết quả thử nghiệm đạt, đoàn KTLN đã mở niêm phong, giải phóng cho doanh nghiệp 198 bao phân trị giá khoảng 87 triệu đồng. "Theo cách tính khoa học của giám định viên tư pháp Sở NN-PTNT Sóc Trăng thì 198 bao phân (9.100kg) được đánh giá là không đạt chất lượng, khi sử dụng hết sẽ gây thiệt hại cho người sử dụng 1.870.045.000 đồng", kết luận điều tra ghi.

Phạm tội vì củng cố uy tín cá nhân chỉ là suy diễn

Sau hơn nửa năm bắt tạm giam ông Phương và Thanh, Cơ quan An ninh điều tra Công an Sóc Trăng thay đổi quyết định khởi tố của 2 người từ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Kết luận điều tra cho rằng nguyên Phó chi cục QLTT "phạm tội vì động cơ củng cố, giữ vững uy tín cá nhân cho mình, cho đoàn KTLN và doanh nghiệp". Còn Thanh thì "phạm tội nhằm củng cố vị trí công tác, đảm bảo công việc của mình được ổn định, nên thực hiện theo chỉ đạo của Châu Hoài Phương".

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) nói rằng ông Phương bị đề nghị truy tố theo điều 281 Bộ luật Hình sự. Điều này quy định: "Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạttù từ 1 năm đến 5 năm".

Để thỏa mãn tội danh này, hành vi của ông Phương bắt buộc phải đáp ứng cả 3 yếu tố. Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố ấy thì bị can sẽ không phạm tội. "Thứ nhất, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì bị can không có, cơ quan điều tra phải chứng minh rằng bị can “củng cố uy tín” cho cá nhân, đoàn KTLN là tích cực hay tiêu cực. Lập luận ông Phương có vụ lợi hoặc động cơ cá nhân là hoàn toàn suy diễn, không có căn cứ, thậm chí có tính áp đặt, không thuyết phục bởi vì mục đích phạm tội phải cụ thể, rõ ràng, không thể lập luận chung chung.

Thứ hai là làm trái công vụ thì bị can cho kiểm nghiệm mẫu phân lần 3là không sai, thậm chí còn làm nhiều hơn những gì pháp luật không cấm. Cụ thể là các quyết định của đoàn KTLN đều được thống nhất cao độ của các thành viên thông qua 3 biên bản cuộc họp, quyết định đồng ý cho doanh nghiệp kiểm tra mẫu lần 3. Như vậy, vai trò của các thành viên liên ngành tham gia theo hội đồng là để làm gì cần phải làm rõ", luật sư Đức chia sẻ.

Còn luật sư Nguyễn Khánh Trang (Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng) nói: "Chuyện thiệt hại 1,87 tỉ đồng nếu sử dụng gần 200 bao phân bón có giá trị dưới 90 triệu đồng, mà cơ quan điều tra kết luận là thiếu căn cứ. Nếu thiệt hại thì phải nêu cụ thể ai là người bị thiệt hại số tiền này".

Cũng theo luật sư Trang, kết quả kiểm nghiệm lần 1 cơ quan chức năng cho là không đạt nhưng dựa theo thông tư 29 của Bộ Công Thương thì hàm lượng 3 mẫu phân này đạt quy chuẩn chất lượng, không phải giả. Còn khi ông Phương cho giám định lần 3 là có thống nhất ý kiến của cả đoàn, trong đó có ông Phó phòng Cảnh sát kinh tế trongđoàn KTLN.

"Việc giải phóng phân bón và không xử phạt cũng có sự đồng ý, thống nhất của tập thể, chứ ông Phương không đơn phương quyết định. Việc giải phóng tỏa phân bón cũng căn cứ vào phiếu đánh giá kết quả đạt của Trung tâm Đo lường chất lượng Sóc Trăng và ông Phương không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác", ông Trang nêu quan điểm.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư nói kết luận điều tra Chi cục phó QLTT Sóc Trăng có dấu hiệu oan sai