Lượng người Mỹ tự tử tăng đột biến kể từ Đại Suy thoái Kinh tê năm 2008, chạm mức 36.000 vụ mỗi năm. Trong đó, số vụ tự tử tại nơi làm việc ngày càng tăng.

Lượng người Mỹ tự tử tăng đột biến kể từ Đại Suy thoái 2008

Một Thế Giới | 19/03/2015, 13:25

Lượng người Mỹ tự tử tăng đột biến kể từ Đại Suy thoái Kinh tê năm 2008, chạm mức 36.000 vụ mỗi năm. Trong đó, số vụ tự tử tại nơi làm việc ngày càng tăng.

Số vụ tự tử ở Mỹ tăng đột biến trong những năm vừa qua, chạm mức 36.000 vụ mỗi năm. Trong đó, số vụ tự tử tại nơi làm việc ngày càng tăng; và theo một nghiên cứu mới đây, con số này phụ thuộc vào từng công việc khác nhau.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Dự phòng của Mỹ thì trong giai đoạn 2003-2010, có 1.790 người tự tử tại nơi làm việc của họ trong tổng số 270.500 vụ.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ từ 2003 đến 2010, không bao gồm dữ liệu từ quân đội.

Số liệu cho thấy số vụ tự sát tại chỗ làm giảm dần cho đến năm 2007, nhưng sau đó lại tăng nhanh, từ tỉ lệ 1,2 vụ trong số 100.000 người trong năm 2007 lên đến 1,7 trong năm 2008. Những nhóm được xác định có nguy cơ tự tử do công việc cao là đàn ông và những người trong độ tuổi 65-74. Trong đó, số vụ tự tử tập trung nhiều nhất vào những người làm trong ngành an ninh (cảnh sát, bảo vệ, cứu hộ) và nông – lâm – ngư nghiệp. Điều này khớp với dữ liệu của một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tự sát tăng nhanh chóng ở khu vực nông thôn, đặc biệt là giới trẻ.

So vu tu tu o My tang dot bien ke tu Dai Suy thoai 2008-hinh-anh-1
Cảnh sát thuộc nhóm ngành có nguy cơ tự tử cao
Hope Tiesman, người đứng đầu cuộc nghiên cứu và chuyên gia dịch tễ học ở Học viện Quốc gia về Sức khỏe và An toàn Lao động, cho biết: “Nghề nghiệp có thể giúp xác định phần lớn nhân cách của một người và các yếu tố tâm lý dẫn đến nguy cơ tự tử, ví dụ như trầm cảm và căng thẳng, bị tác động bởi môi trường làm việc”.

Bà nói thêm: “Tự tự là kết quả của nhiều yếu tố tác động và vì thế những cơ hội để can thiệp vào cuộc sống của một cá nhân – bao gồm cả nơi làm việc – nên được xem xét kỹ lưỡng. Nơi làm việc nên được coi là một nơi tiềm năng để tiến hành các chương trình thử nghiệm và đào tạo các quản lý trong việc nhận biết biểu hiện muốn tự tử của một người, đặc biệt là trong những nhóm ngành có nguy cơ cao được xác định trong báo cáo lần này”.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỉ lệ tự tử có liên quan đến những thời điểm kinh tế khó khăn và một nghiên cứu ước tính có tới 10.000 vụ tự tử có thể phòng tránh được kể từ cuộc Đại Suy thoái. Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm những người thất nghiêp và những người mắc bệnh về tâm thần như trầm cảm. Ước tính mỗi năm ở Mỹ có khoảng 44 tỉ đô tiền lương bị thất thoát do chứng trầm cảm gây ra.

Bà Tiesman cho biết nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhìn nhận tự tử như một căn bệnh trong một bối cảnh rộng hơn chứ không chỉ là thất bại của một cá nhân. Bà nói: “Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó nhấn mạnh tác động của việc tự tử ở nước này – ngay cả đối với những người đang thành công trong việc”.

Ailita Nguyễn (The Internationl Business Times)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lượng người Mỹ tự tử tăng đột biến kể từ Đại Suy thoái 2008