Ở Mỹ, ngày xưa thế hệ trẻ có thể trang trải học phí đại học bằng tiền làm thêm trong kỳ nghỉ hè. Sau đó, vài thập kỷ trôi qua, nguồn ngân sách công cho giáo dục đại học đã bị cắt giảm. Sự cắt giảm lũy tiến này đẩy các trường Đại học phải tăng dần học phí từ năm này qua năm khác, theo đó lần lượt buộc thế hệ trẻ hàng ngàn năm sau phải chịu trách nhiệm với khoản nợ giáo dục và từ đó mọi người phải luôn lo lắng về khoản nợ này.
Đây là câu chuyện mà các nhà quản lý giáo dục thích kể lể cho mọi người khi người khác hỏi họ lý do tại sao suốt 35 năm qua học phí giáo dục lại tăng gần như gấp 4 lần, lên đến 9.139 Đôla trong 2014. Đó là một câu chuyện cổ tích nhưng nghĩa xấu, ở chỗ nó không chỉ đơn thuần là sai, mà là gần như ngược lại của sự thật.
Những con số nói lên thực trạng:
Gần đây, những suy nghĩ và thắc mắc về phí học đại học đã được chia sẻ trên chương trình phát thanh National Public; Ông Sandy Baum của Viện Urban chia sẻ với NPR rằng "Không phải các trường đại học chi tiêu nhiều tiền hơn để giáo dục và đào tạo sinh viên của họ". "Mà họ phải tìm được một khoản tiền từ một nơi nào đó để bù lại khoản sụt giảm từ chính phủ - Và hiển nhiên đó là từ học phí và lệ phí từ phụ huynh và sinh viên."
Trên thực tế, đầu tư công cho giáo dục đại học ở Mỹ ngày nay hớn hơn nhiều lần so với số liệu vào những năm 1960 – khi đầu tư công ở mức chạm đỉnh, số liệu so sánh đã dựa trên mức trượt giá đồng Đolla. Mức chi tiêu cho giáo dục tăng với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức chi tiêu chung của chính phủ. Cụ thể, ngân sách cho quốc phòng tăng gấp 1.8 lần so với năm 1960 trong khi đó ngân sách trích lập cho giáo dục thì cao hơn gấp 10 lần.
Nói cách khác, ngoài lí do ngân sách công cho giáo dục bị cắt giảm thì việc tăng học phí có tương quan vô cùng chặt chẽ với mức tăng trợ cấp giáo dục đại học. Giả sử trong 3 thập kỷ qua, giá xe ô tô tăng nhanh như học phí, thì giá một chiếc xe mới sẽ mắc hơn 80.000 đô.
Gia tăng chi tiêu trong giáo dục còn được đẩy lên bởi sự tăng mạnh tỷ lệ phần trăm người Mỹ học đại học. Trong khi dân số trong độ tuổi đại học không tăng kể từ cuối thời kỳ bùng nổ dân số thì trong 20 năm qua, tỷ lệ phần trăm số dân theo học đại học đã tăng lên đáng kể. Số lượng người đăng ký đại học, sau đại học các chương trình chuyên nghiệp tăng gần 50 phần trăm kể từ năm 1995.
Vì vậy, mặc dù ngân sách trích lập cho giáo dục đại học tăng nhiều lần hơn so với mức tăng lạm phát nhưng tiền đầu tư trung bình cho mỗi sinh viên phần nào lại thấp hơn so với ở thời điểm cao nhất năm 1990. (Chi phí đơn vị cho mỗi học sinh cao hơn nhiều so với số liệu những năm 1960 và 1970 lúc mà học phí chỉ là một phần chi tiêu nhỏ so với hiện nay)
Khi thanh niên đến độ tuổi đi học đại học thì ngân sách trích lập cho giáo dục đại học tăng đột biến, tăng gấp 4 lần tính theo mệnh giá đô hiện tại, cụ thể từ 11.1 triệu Đôla vào năm 1960 đến 48.2 triệu đô năm 1975. Năm 1980, đầu tư chính phủ dành cho giáo dục đại học đã tăng mạnh đến 390% và được ví như cơn sóng thần theo định nghĩa suốt 20 năm qua. Tuy nhiên khá là trái ngược với hiện tại, cơn sóng tăng nguồn ngân sách cho giáo dục từ phía chính phủ lại không làm giảm học phí.
Giả dụ như hồi năm 1980 khi còn là sinh viên của trường đại học Michigan, bố mẹ tôi phải chi trả học phí cho tôi gấp đôi mức học phí mà những sinh viên khác phải trả vào năm 1960, so sánh này cũng đã dựa trên sự điều chỉnh lạm phát. Và hiển nhiên rằng mức học phí vẫn tiếp tục tăng nhanh so với mức lạm phát trong các năm đó vì học phí thường trú tại Michigan tăng gần gấp 4 lần so với năm 1980 tính theo giá trị đồng Đôla hiện nay.
Mức dự trữ ngân sách đạt đến độ cao kỷ lục - 86.6 triệu đô năm 2009. Sau đó nó giảm như hệ quả của suy thoái kinh tế nhưng lại tăng lên mức 81 triệu đô. Những con số nêu trên chưa tính đến chương trình mở rộng giáo dục Pell Grant của liên bang cái đã phát triển từ 10.3 triệu đô năm 2000 lên đến 34.4 triệu đô mỗi năm theo giá trị đồng đôla hiện nay.
Gói gia tăng chi tiêu của chính phủ là “Sự cắt giảm” quả thật là vô lý, như các nhà quản lý trường đại học đã chứng minh, bởi vì sự mở rộng có tính hệ thống đã miêu tả được phần nào khoản trợ cấp ít ỏi của chính phủ cho mỗi cá nhân. Giả sử rằng, từ năm 1990 chính phủ đã tăng gấp đôi đầu tư trang bị cho các căn cứ quân sự trong khi đó chi tiêu lại ít đi cho mỗi đơn vị. Rồi tuyên bố rằng tài trợ cho các căn cứ quân sự đã giảm, mặc dù trong thực tế, khoản kinh phí này đã tăng gần gấp đôi, sẽ chắn chắn mắc phải phản đối từ dư luận.
Một điều thú vị là mặc dù tăng chi tiêu cho giáo dục nhưng khoản tiền đó không rơi vào túi của bất cứ vị giáo sư nào. Lương của giảng viên trung bình cao hơn thời kỳ năm 1970. Hơn thế nữa, 45 năm về trước, 79% giáo sư ở các trường đại học và các viện làm việc toàn thời gian tại trường, ngày nay đã khác, một nửa số giảng viên trung học là những người làm công bán thời gian với những đồng lương ít ỏi nghĩa là lương cơ bản của cơ số nhà giáo ở Mỹ đang thực sự thấp hơn hồi những năm 70.
Trái lại, sự mở rộng liên tục quy mô hành chính của các trường đại học là một nhân tố quan trọng dẫn đến tăng chi phí công cho giáo duc. Theo như số liệu thống kê của Bộ giáo dục, từ năm 1993 đến năm 2009 các vị trí công việc liên quan đến hành chính ở các trường đại học, cao đẳng tăng đến 60%, con số này còn cao hơn gấp 10 lần tỷ lệ gia tăng số lượng giảng viên có thâm niên giảng dạy.
Nổi bật hơn nữa trong một phân tích của giáo sư Pomona-Giáo sư trường ĐH California Polytechnic chỉ ra rằng trong khi số lượng giáo viên cơ hữu ở hệ thống giáo dục CSU tăng từ 11616 năm 1975 lên 12019 năm 2008 thì số lượng nhân viên đảm nhiệm công việc hành chính ở các trường lại tăng từ 3800 lên đến 12183 – tăng gấp 221%.
Cái kết cho thực tế phũ phàng:
Ngày nay, có rất nhiều lập luận khoa học mang tính thuyết phục cao giải thích hợp lý sự gia tăng ồ ạt của các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thâm chí cả sự bùng nổ nhân sự làm trong ngành giáo dục ít nhất là trên lý thuyết cũng được bảo vệ rõ ràng bằng các lập luận hợp lý. Nhưng mặt khác, không có chứng cứ thuyết phục nào để chứng minh cho những khoản lương 7 chữ số của các nhà quản lý trường đại học – những trường được đánh giá cao trong bảng xếp hạng theo xu hướng gần đây. Nếu không thì người ta sẽ cho rằng những khẳng định vô căn cứ về “thị trường giáo dục” này chắc chắn sẽ rất chặt chẽ.
Điều duy nhất không được bảo vệ đó là khẳng định về vấn đề tăng học phí vì ngân sách công dành cho giáo dục đại học bị cắt giảm. Mặc dù nơi đâu cũng nói đến điều này như một điều hiển nhiên thì khẳng định này vẫn như một viên đá, ném thẳng vào sự thật.
Lê Thị Mỹ Trinh (dịch theo New York Times)