Mỗi khi đến mùa thu hoạch, người Do Thái luôn để lại một phần nông sản ở 4 góc mỗi mẫu ruộng mà không mang về, họ cho rằng đó là phần dành cho những người đói khát qua đường để họ thưởng thức.

Lý do người Do Thái luôn để lại hoa màu ở 4 góc ruộng: Cho đi là một loại phúc báo

15/06/2017, 15:56

Mỗi khi đến mùa thu hoạch, người Do Thái luôn để lại một phần nông sản ở 4 góc mỗi mẫu ruộng mà không mang về, họ cho rằng đó là phần dành cho những người đói khát qua đường để họ thưởng thức.

Với người Do Thái, hoa màu do chính tay mình trồng được, để lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi là một loại biết ơn, một loại hạnh phúc và cũng là đạo đức tốt đẹp của con người trên thế gian.

Hơn 2000 năm lịch sử, người Do Thái phải ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Tuy nhiên, dù là một dân tộc phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn xin.

Truyện kể rằng, ở vùng nông thôn của đất nước này, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta đều để lại một phần hoa màu ở bốn góc ruộng mà không mang về. Bạn có biết lý do vì sao không? Đó là phần hoa màu người Do Thái để lại cho bất cứ người qua đường đói khát nào cũng có quyền hưởng thụ.

Họ cho rằng chính Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều đắng cay nay được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay, đồng thời cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.

Với người Do Thái, hoa màu do chính tay mình trồng được, để lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi là một loại biết ơn, một loại hạnh phúc và cũng là đạo đức tốt đẹp của con người trên thế gian.

Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài cầu nguyện có nhiều nhánh để cắm nến hàng đêm. Họ vừa thắp nến vừa cầu nguyện.

Người Do Thái cho rằng sống trong cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em Do Thái đã luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.

Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, lời khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì mỗi người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ, ít nhất là tổ tiên ông bà họ đã trải qua. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được.

Vì thế, họ quan niệm rằng cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đói đi khi làm từ thiện cả”.

Đến những vườn hồng ở Hàn Quốc

Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.

Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỷ Thước vì đây là nơi mà chim Hỷ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỷ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.

Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỷ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết.

Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng đúng lúc ấy, bỗng nhiên một loại côn trùng không rõ tên từ đâu đến tạo thành một loại dịch họa, khiến cho năm đó hồng gần như không còn quả nào.

Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỷ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỷ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.

Chim Hỷ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt.

Theo Tri Thức Trẻ

Bài liên quan
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do người Do Thái luôn để lại hoa màu ở 4 góc ruộng: Cho đi là một loại phúc báo