Ngày 15.10, Thủ tướng Mahathir Mohamad lần đầu tiên cho biết, chính quyền Malaysia đã trả tự do cho 11 người Duy Ngô Nhĩ vượt ngục khỏi Thái Lan hồi năm 2017 đến Malaysia, với lý do không làm gì phạm pháp ở nước ông.
Nhóm 11 người Duy Ngô Nhĩ này từng thực hiện cuộc vượt ngục táo bạo khỏi nhà tù Thái Lan hồi tháng 11.2017, bằng cách đục tường và dùng chiếu làm dây thang trèo xuống rồi bỏ trốn rồi đến Malaysia.
Reuters nói hành động của chính quyền Malaysia có thể làm quan hệ với Trung Quốc lạnh lẽo, tiếp sau việc Thủ tướng Mahathir trúng cử ngày 9.5, tuyên bố tạm ngưng các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hơn 20 tỉ USD, vốntừng được chính phủ tiền nhiệm ở Malaysiagiao cho các nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
Tuần trước, hãng tin Anh dẫn lời luật sư của nhóm vượt ngục cho biết, Malaysia đã trả tự do cho họ, chuyển họ đến Thổ Nhĩ Kỳ, dù Trung Quốc đòi trao trả họ về Bắc Kinh. Luật sư cho biết, ngành công tố Malaysia hủy các tội danh xâm nhập Malaysia trái phép đối với nhóm người Duy Ngô Nhĩ vì lý do nhân đạo.
Ngày 12.10, Trung Quốc nói “kiên quyết” phản đối quyết định trả tự do cho 11 người Duy Ngô Nhĩ và đưa họ qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Hồi tháng 2, Reuters đưa tin Trung Quốc gây sức ép với Malaysiađể đòi trao trả nhóm người Duy Ngô Nhĩ về nước. Một số nước phương Tây đã thuyết phục Malaysia không trao trả họ cho Trung Quốc.
Theo báo Guardian ngày 14.10, Trung Quốc đang có chiến dịch “Hán hóa”, là một nỗ lực đồng hóa các cộng đồng thiểu số với cộng đồng Hán tộc chiếm đa số ở Trung Quốc, từ quyđịnh trang phục, tôn giáo, văn hóa, chính trị cho đến ngôn ngữ.
Nỗ lực “Hán hóa” này đang được Trung Quốc hết sức thực hiện với cộng đồng Duy Nhô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc).Nơi màBắc Kinh đã tuyên bố đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọngtừ những phần tử Hồi giáo cực đoan và ly khai, âmmưu tấn công, gây căng thẳng giữa cộng đồng người Hán với người Duy Ngô Nhĩ.
Ngày 14.10, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Ưu Quyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương (cơ quan phụ trách vấn đề tôn giáo, sắc tộc) thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nói, công tác “Hán hóa” phải được thực hiện triệt để và liên tục, “để quảng bá tinh thần đoàn kết dân tộc và tôn giáo hòa điệu”. Và ông nói thêm rằng, phải cực kỳ cảnh giác trước nguy cơ chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và ly khai xâm nhập vào Tân Cương vốn có khoảng 24 triệu dân mà một nửa là 12 triệu dân Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Báo Guardian (Anh) đã từng đưa tin, ước tính khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cươngbị đưa vào các “trại cải tạo để tẩy não tư tưởng cực đoan”.
Tuần qua, chính quyền Tân Cươnghợp thức hóa tên gọi “trại cải tạo tư tưởng”, nói ở đó đào tạo việc làm và giáo dục pháp luật cho người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời phủ nhận đó là nơi giam nhốt cộng đồng này.
NhưngLHQ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa các trại giam nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ này. Quốc tế cũng lên án và Mỹ đang xem xét trừng phạt các quan chức và công ty Trung Quốc bị cáo buộc ngược đãi nhân quyền ở các trại giam này.
Bảo Vĩnh (theo Reuters, Guardian)