Qua thời hoàng kim, hãng chế tạo chiến đấu cơ lớn nhất của Nga MiG hết thời, "đua không lại" đối thủ Sukhoi, theo báo Moscow Times ngày 2.7.
Sukhoi dường như thống lĩnh thị trường quốc tế, xuất khẩu hơn 67 chiếc và kiếm được nhiều hơn MiG những 7 tỉ USD kể từ năm 1991.
Ông nói: "MiG đã chi đậm cho nhiều gói bảo trì và nâng cấp kinh doanh”, song khách hàng của họ dường như cho các máy bay tiêm kích phản lực MiG-29 “nằm” kho. Sau đó, họ thay thế MiG-29 bằng chiếc khác.
Biệu tượng một thời của Chiến tranh Lạnh
“Hồi thời Liên Xô, chiến đấu cơ chủ đạo là MiG”, Moscow Times dẫn lời Pukhov. Hãy xem bộ phim Hollywood “Top Gun” sẽ thấy rõ vị trí của MiG như thế nào trong nhận thức của giới không quân phương Tây.
Tên công ty được đặt theo tên của hai nhà thiết kế máy bay chiến đấu đầu tiên của hãng MiG-1 là Artyom Mikoyan và Mikhail Gurevich hồi 1939.
Ngày nay, chiến đấu cơ được sử dụng thông dụng nhất là chiếc MiG-29, vốn tương đương với chiếc F-15 của Mỹ.
Ước tính 1 chiếc MiG-29 trị giá 30 triệu USD, theo Moscow Times.
Hợp đồng béo bở
Thời Chiến tranh Lạnh với cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt giữa Mỹ và Liên Xô, khiến Liên Xô duy trì cả MiG và Sukhoi cùng tồn tại và phát triển. Một cách cân bằng môi trường cạnh tranh cho cả 2 hãng.
Dù sản phẩm của 2 hãng có khác nhau, như kích cỡ, vai trò chiến đấu và khả năng chuyên chở vũ khí, thì một trong hai hãng vẫn có sự ưu việt “nhỉnh” hơn hãng còn lại.
According to Bobbi, MiG and Sukhoi aircraft under this system "were designed as throwaway aircraft," designed to operate for 10 years with little or no maintenance before they were scrapped and replaced with all new aircraft.
Tuy nhiên, về sau năm 1991, nhu cầu tiêu thụ giảm, tức khi Bộ Quốc phòng Nga không tiếp tục mua sắm lãng phí ngân khố quốc gia. Chính vì lẽ đó 2 hãng có xu hướng hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn nếu muốn trụ vững.
Thiếu nguồn cung và mất vị thế trong nước như một hãng xuất khẩu lớn, MiG mất những hợp đồng béo bở vào tay Sukhoi, trong khi chỉ có những hợp đồng này mới đủ “cứu sống” MiG.
Số liệu từ IHS cho thấy, từ năm 1991, Sukhoi đã cho xuất 252 chiếc máy bay, thu được 15,4 tỉ USD, trong khi MiG chỉ xuất 185 chiếc với tiền thu được khoảng 8,6 tỉ USD.
Điều này cũng dễ hiểu. Đại diện Tập đoàn Nhà nước United Aircraft, Maxim Sysoyev cho biết sự khác biệt: Sukhoi chiếm thị phần rất lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi khách hàng của MiG rất nhỏ lẻ. Hơn nữa chiếc Sukhoi mắc hơn vì nó to hơn.
Tuy nhiên, Sysoyev cho rằng “không thể nói MiG đang gồng mình, tôi nghĩ quan niệm này không đúng”.
Từ lỗ vốn…
Sysoyev cho biết có vài vụ mua bán mới chiếc MiG-35, song theo hãng tin RIA Novosti dẫn lời thứ trưởng quốc phòng Nga Yury Borisov: phải đến năm 2020 mới bán được chỉ 30 chiếc.
…đến tai tiếng
Phi vụ này khiến MiG mất khoản lợi nhuận 1,28 tỉ USD cho 34 chiếc. Đây cũng là sự kiện đầu tiên máy bay Nga bị nước ngoài trả về vì lí do chất lượng.
Hiện số phận của hãng MiG vẫn chưa rõ sẽ ra sao, trong khi Moscow đều xúc tiến thiết lập thêm tàu sân bay mới trước năm 2030. Tuy nhiên Ấn Độ khẳng định họ sẽ sử dụng chiếc MiG-29.
Điều này vẫn chỉ là điểm sáng nhỏ nhoi trong mớ khó khăn khác. Hiện nhiều chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn có khả năng thay thế MiG-31 vốn đã lỗi thời.
Trong năm tới, MiG sẽ sản xuất 32 chiếc trị giá 2,2 tỉ USD, so với 116 chiếc (7 tỉ USD)của Sukhoi, theo ghi nhận từ IHS.