Trung Quốc "lách" Mỹ bao vây quân sự trên Biển Đông, bằng chương trình "Một vành đai, một tuyến đường". Theo cơ quan dự báo chiến lược Stratfor (Mỹ), đây là một cách thay thế những tuyến hàng hải dễ bị tấn công trên Biển Đông của TQ, nhằm phát triển kinh tế và ngăn Mỹ bao vây TQ từ xa. 

Trung Quốc “lách” Mỹ bao vây quân sự trên Biển Đông

Một Thế Giới | 02/07/2015, 04:58

Trung Quốc "lách" Mỹ bao vây quân sự trên Biển Đông, bằng chương trình "Một vành đai, một tuyến đường". Theo cơ quan dự báo chiến lược Stratfor (Mỹ), đây là một cách thay thế những tuyến hàng hải dễ bị tấn công trên Biển Đông của TQ, nhằm phát triển kinh tế và ngăn Mỹ bao vây TQ từ xa. 

"Con đường tơ lụa Vành đai kinh tế" của TQ và "Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21" không chỉ là một "tổng hợp các dự án cơ sở hạ tầng", mà còn là một chiến lược được suy xét cẩn trọng nhằm theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc tại trên cả Âu lẫn Á, theo Stratfor.
Các nhà phân tích Stratfor nói thêm: "Một vành đai, một tuyến đường" của Bắc Kinh sẽ được tiến hành trong thực tế với khoảng 6 hành lang giao thông trên khắp Âu - Á, gồm trên đất liền lẫn trên biển. 
Báo cáo của Stratfor nêu việc Trung Quốc "lách" Mỹ bao vây quân sự trên Biển Đông:  
"Chiến lược đằng sau các sáng kiến "Một vành đai, một tuyến đường" là để đa dạng hóa ngành vận tải, từ đó giảm thiểu khả năng TQ bị tấn công, dẫn đến sự gián đoạn kinh tế đối ngoại và khiến nền kinh tế nước này phát triển chậm lại. 
Sự lý tưởng là TQ muốn liên kết các thành phố nội địa của họ đến thị trường toàn cầu bằng mạng lưới đa dạng các tuyến vận tải,đường ống dẫn năng lượng. 
Khi nền kinh tế TQ phụ thuộc nhiều vào giao dịch thương mại với nước ngoài và các nguồn cung cấp năng lượng thông qua các tuyến đường biển "dễ bị tổn thương", nó sẽ trở nên "tương đối dễ dàng" đối với một kẻ thù tiềm năng nào muốn làm gián đoạn thương mại của TQ và ngăn chặn quốc gia này.
Các nhà phân tích còn chỉ ra: "Kế hoạch chiến tranh do Mỹ lập nên chắc chắn không thể bỏ qua lỗ hổng địa lý của TQ.. Trong trường hợp có một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và TQ, nhiều nhà chiến lược Mỹ ủng hộ việc áp đặt lệnh phong tỏa các vùng biển xa xôi của TQ".
Như vậy cho đến nay, bằng cách tung ra sáng kiến ​​"Một vành đai, một tuyến đường", Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu rủi ro nói trên. 
Việc họ xây dựng một mạng lưới các tuyến đường vận chuyển trên hai châu lục Á-Âu là để tránh một điểm huyệt duy nhất khiến họ thất bại.
Bắc Kinh đang có kế hoạch để cải thiện mạng lưới giao thông hiện tại và xây dựng đường ống dẫn năng lượng, cùng các đầu mối giao thông vận tải.
 Đáng chú ý, TQ đã xây dựng một số trung tâm như vậy tại Âu-Á, và bây giờ đơn giản chỉ là liên kết các cơ sở hạ tầng hiện có thành một mạng lưới toàn diện.
Các khoản đầu tư vào "Một vành đai, một tuyến đường" cũng sẽ được dùng để hỗ trợ cho TQvề mặt chính trị.
Báo cáo Stratfor nêu: "Nhiều quốc gia dọc theo các hành lang vận tải nói trên đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ ở lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, với tổng giá trị lên đến hàng ngàn tỉ USD từ năm 2010 đến năm 2020. 
Và với nguồn lực tài chính lớn, TQ cứ từ tốn đưa tiền vào để lấp các khoảng trống đó".
Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh: TQ có thể phải đối mặt với các vấn đề an ninh nhất định, và sự trở ngại về chính trị khi hoàn thành dự án đầy tham vọng của mình. 
Ví dụ, Bắc Kinh sẽ phải xây dựng một số tuyến đường giao thông qua khu vực kém phát triển với nhiều phiền hà. Hơn nữa, TQ đang phải đối mặt với một mối đe dọa đáng kể gây ra bởi các phần tử nổi dậy ly khai Tân Cương.
Tuy nhiên, nếu TQ thành công trong việc thực hiện  sáng kiến "Một vành đai, một tuyến đường", họ sẽ có nhiều lựa chọn thay thế cho các tuyến đường dễ bị tấn công trên biển Đông, nhất là trước kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa từ xa của Mỹ - một dấu hiệu của chiến tranh.
"Các sự lựa chọn này sẽ giúp TQ nâng cao đòn bẩy chính trị nhờ ngăn chặn được bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào đe dọa làm gián đoạn mạch kinh tế của TQ", nhà phân tích của Stratfor kết luận.
Anh Thư Trần(theo Sputnik News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
29 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc “lách” Mỹ bao vây quân sự trên Biển Đông