Tại VCK Olympic châu Á khai mạc vào 22.1.2016, Việt Nam nằm ở bảng D cùng với Jordan, Úc và UAE. Ba đội dẫn đầu sẽ giành vé đá Olympic 2016. HLV Miura cho rằng bảng D của U-23 Việt Nam có những thách thức và ông tin vào việc khi gặp những đối thủ mạnh Việt Nam sẽ có kinh nghiệm đối phó.

Miura - Kiatisak: hai ước mơ khác biệt trước thềm đại chiến

Một Thế Giới | 23/09/2015, 08:43

Tại VCK Olympic châu Á khai mạc vào 22.1.2016, Việt Nam nằm ở bảng D cùng với Jordan, Úc và UAE. Ba đội dẫn đầu sẽ giành vé đá Olympic 2016. HLV Miura cho rằng bảng D của U-23 Việt Nam có những thách thức và ông tin vào việc khi gặp những đối thủ mạnh Việt Nam sẽ có kinh nghiệm đối phó.

Ít ai dám tin U-23 Việt Nam vào vòng tứ kết, nhưng ông Miura và các học trò sẽ nỗ lực hết mình nhu từng thể hiện tại Asiad. Giải đấu mà ông Miura còn chân ướt chân ráo với bóng đá Việt Nam nhưng đã gặt hái điều kỳ diệu qua trận mở màn đánh bại đội Iran…

Trong khi đó HLV trẻ Kiatisak của Thái Lan thì có lại thấy ít hứng thú thể hiện qua vẻ phiền muộn với kết quả bốc thăm bảng B vì ở đó có Nhật, Saudi Arabia và CHDCND Triều Tiên…

Phát biểu tại buổi lễ bốc thăm, nhà cầm quân của tuyển Việt Nam Miura nói: “Bảng D có chút thách thức cho U-23 Việt Nam, nhưng khi gặp những đội mạnh đội tôi có chút kinh nhiệm đối phó. U-23 Việt Nam sẽ tập trung đầu tháng 12 và lên lịch những trận giao hữu. Chẳng một ai tin vào chúng tôi đi tiếp vào vòng knock out. Nhưng chúng tôi sẽ làm điều tốt nhất có thể”.

Trong cách nói của HLV Miura rõ ràng dựa vào cơ sở thực tiễn là hồi ông dẫn đội Olympic tham dự Asiad 17 tại Hàn Quốc, tại đó Olympic Việt Nam đã đánh bại Olympic Iran, một đội bóng có số lần vô địch Asiad thuộc loại hàng đầu châu Á để vào tứ kết…

16 đội tốt nhất châu lục tề tựu lại thì rõ ràng với mặt bằng bóng đá Việt Nam ở tầm châu lục thì rơi vào bảng nào cũng là…tử thần cả. Nhưng thực tế U-23 Việt Nam đã rơi vào bảng D có vẻ dễ thở hơn. Không mục tiêu tại giải này rõ ràng thầy trò HLV Miura không bị áp lực và hy vọng sẽ chơi một trận đầy thanh thoát và…biết đâu.

Trong khi đó U-23 Thái Lan đã nuôi mục tiêu có mặt tại Olympic Rio 2016. Điều này có nghĩa nằm trong nhóm ba đội có huy chương của vòng chung kết.

Vì sao Thái Lan nuôi mục tiêu cao? Đây là sân chơi của U-23 mà tại Asiad 17 thầy trò Kiatisak đã vào đến bán kết và đứng hạng tư. Nên không còn con đường nào khác là Kiatisak phải “nâng” mục tiêu lên để…phấn đấu…
Tuy nhiên lá thăm đã đưa đội U-23 Thái Lan vào bảng cực kỳ thách thức. Đó là Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên rồi lại có cả Saudi Arabia. Kiatisak nhận định: “Nhật vẫn luôn là đội hàng đầu châu lục và U-23 của họ cũng thế. Trong khi Triều Tiên rất mạnh. Ở vòng loại giải này cả hai cùng chạm trán nhau mà Thái Lan là bảng trưởng, hai đội đã có trận hòa không bàn thắng. U-23 CHDCND Triều Tiên đến với vòng chung kết với tư cách đội nhất bảng còn Thái Lan nhì bảng. Cả hai cùng bảy điểm, nhưng Thái Lan kém hơn hiệu số phụ.

Trả lời báo chí Thái Lan, HLV Kiatisak nói: “Nhiệm vụ của tôi quá thách thức”.

Trong lịch sử bóng đá Thái Lan từng hai lần có mặt tại Olympic vào các năm 1956 tại Melbourne và 1968 tại Mexico. Lần này HLV Kiatisak mang sứ mệnh đưa bóng đá Thái Lan lần thứ ba có mặt ở Olympic. Điều này có nghĩa họ phải trở thành một trong ba đội mạnh nhất châu Á khi vòng chung kết U-23 châu Á diễn ra vào tháng giêng năm tới.

TÚ ÂN


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
19 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miura - Kiatisak: hai ước mơ khác biệt trước thềm đại chiến