Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia mới nhất tuyên bố sẵn sàng tham gia ỵào dự án thành lập Ngân hàng Hồi giáo toàn cầu do Indonesia đề xuất và chủ trì xây dựng. Nếu đi vào hoạt động thì đây sẽ là một dạng "siêu ngân hàng" của cộng đồng Hồi giáo trên thế giới, nhưng hoạt động của nó sẽ không chỉ dành riêng cho người Hồi giáo mà mở rộng cho cả nền kinh tế toàn cầu.

Một ngân hàng Hồi giáo toàn cầu đang hình thành

Một Thế Giới | 10/06/2015, 05:33

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia mới nhất tuyên bố sẵn sàng tham gia ỵào dự án thành lập Ngân hàng Hồi giáo toàn cầu do Indonesia đề xuất và chủ trì xây dựng. Nếu đi vào hoạt động thì đây sẽ là một dạng "siêu ngân hàng" của cộng đồng Hồi giáo trên thế giới, nhưng hoạt động của nó sẽ không chỉ dành riêng cho người Hồi giáo mà mở rộng cho cả nền kinh tế toàn cầu.

Trong tuyên bố gia nhập dự án "siêu ngân hàng" Hồi giáo cuối tháng 5 vừa qua, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ali Babacan cho biết, "siêu ngân hàng" Hồi giáo sẽ là một dạng ngân hàng trung ương của các nhà cho vay trong hệ thống tài chính Hồi giáo toàn cầu. Nó hoạt động theo mô hình ngân hàng phi lãi suất. Với quy mô khổng lồ và phạm vi cung cấp dịch vụ rất rộng, mô hình siêu ngân hàng đòi hỏi phải có sự sáp nhâp giữa các ngân hàng lớn của các quốc gia tham gia mô hình này. Dự án "siêu ngân hàng" này hiện đã nhận được sự ủng hộ của Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB). Mức đóng góp ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là 300 triệu USD. Ông Babacan cho rằng, động thái này hiện thực hóa các nỗ lực của Ankara trong việc phát triển tài chính Hồi giáo ở trong nước như một bệ phóng hiệu quả cho kinh tế quốc gia phát triển.
Ý tưởng về việc thành lập một "siêu ngân hàng" cho cộng đồng Hồi giáo thế giới xuất phát từ Indonesia, quốc gia có dân số Hồi giáo đông nhất thế giới. Là quốc gia đông dân Hồi giáo nhất, nhưng thị trường tài chính Hồi giáo của Indonesia lại nhỏ hơn nước láng giềng Malaysia, chỉ chiếm khoảng 4,9% so với 20% ở Malaysia. Trước nhu cầu bức thiết đó, tháng 5.2013, Cơ quan Quản lý tài chính Indonesia (OJK) đề xuất thành lập một "siêu ngân hàng" Hồi giáo trong kế hoạch chiến lược 5 năm của mình. Ý tưởng siêu ngân hàng Hồi giáo này được cho là học hỏi từ mô hình sáp nhập các ngân hàng Hồi giáo lớn ở Malaysia. Lâu nay, ngành tài chính Hồi giáo chủ yếu tập trung ở các thị trường tài chính Malaysia và các quốc gia Vùng Vịnh, như Arập Xêút, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Tuy nhiên, để việc hình thành siêu ngân hàng Hồi giáo đòi hỏi Indonesia phải có những ngân hàng lớn từ việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ, hình thành các trung tâm đầu mối ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về phi lãi suất (bị cấm theo Luật Hồi giáo Shariah). Từ thập niên 90 thế kỷ XX, Malaysia đã thực hiện những cuộc sáp nhập ngân hàng lớn để tạo thành các tập đoàn ngân hàng khổng lồ như CIMB, Maybạnk và Public Bank Bhd, giúp nước này có lợi thế trong cuộc đua hình thành trung tâm ngân hàng Hồi giáo thế giới.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tỉ lệ tham gia thị trường tài chính của hệ thống ngân hàng Hồi giáo cũng không nhiều. Trong số 51 ngân hàng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 4 ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính Hồi giáo (Albaraka, Bank Asya, Kuveyt Turk, và Turkiye Finans). Việc tham gia các ngân hàng lớn của nhà nước sẽ giúp mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Ziraat Bankasi, ngân hàng quốc doanh đầu tiên đã được cấp phép và đã khai trương dịch vụ tài chính Hồi giáo vào ngày 29.5 vừa qua. Tiếp theo sau là Vakifbank và Halkbank. So với Malaysia, thị phần tài chính Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ có phần lớn hơn, khoảng 5,2%, xét trên tổng tài sản. Ankara đang đặt mục tiêu nâng tỉ lệ này lên 15% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này, Thổ Nhĩ Kỳ phải nâng tổng tài sản tài chính Hồi giáo từ 51,12 tỉ USD (năm 2014) lên 300 tỉ USD trong vòng 10 năm (2015-2025). Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của khu vực tài chính này hiện đạt khoảng 8,5%, và theo tính toán bằng kế hoạch chiến lược thì tỉ lệ này phải được nâng lên 18%/năm. Sự tham gia của các ngân hàng quốc doanh lớn vào thị trường tài chính Hồi giáo có thể tạo một cú hích ban đầu nhưng chưa đủ, mà điều kiện đủ chính là sự hội nhập sâu hơn vào mạng lưới toàn cầu và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành "trung tâm" của tài chính Hồi giáo toàn cầu.
Điều đó mở ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các đối tác lớn trong cộng đồng Hồi giáo thế giới như Malaysia, Arập Xêút, Iran và UAE. Chiến lược cạnh tranh được giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra là tạo điều kiện phổ biến việc sử dụng tài chính Hồi giáo và tăng cường vị thế quốc gia trên bình diện toàn cầu. Để thực hiện chiến lược này, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên kết với Indonesia - một đối tác trong nhóm G-20 - để thành lập "siêu ngân hàng" Hồi giáo toàn cầu như đã tuyên bố ở trên. Với tư cách Chủ tịch G-20 trong năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa vấn đề tài chính Hồi giáo vào chương trình nghị sự. Tại các cuộc họp Bộ trưởng Tài chính nhóm G-20 hồi tháng 2 và 4 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã thuyết phục các thành viên G-20 đồng ý tăng cường sử dụng hình thức ngân hàng phi lãi suất trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, G-20 phối hợp với IMF tổ chức một hội thảo vào tháng 4-2015 về tăng cường tài chính Hồi giáo. Gần đây nhất, ngày 19-5, Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách Chủ tịch G-20,  phối hợp Trung tâm Phát triển tài chính Hồi giáo toàn cầu (GIF) trực thuộc Ngân hàng Thế giới đã tập hợp các chuyên gia để bàn về khả năng đóng góp tích cực vào kinh tế toàn cầu của nền tài chính Hồi giáo.
Trong tất cả các diễn đàn nói trên cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã cùng nhau hợp tác tích cực để sớm hình thành một tiến trình duy nhất toàn cầu hóa nền tài chính Hồi giáo. Trong 20 năm qua, ngành tài chính Hồi giáo toàn cầu đã phát triển nhanh chóng. Năm 1996, tổng tài sản tài chính Hồi giáo toàn cầu chiếm khoảng 123 tỉ USD, nhưng đến cuối năm 2014, tổng tài sản đó đã tăng vọt lên đến 2.000 tỉ USD. Bước sang năm 2015, nhiều câu hỏi được đặt ra, như làm sao để bảo đảm sự phát triển đó bền vững. ,
Theo Quốc Vương/ An ninh thế giới

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ngân hàng Hồi giáo toàn cầu đang hình thành