Động thái tăng phí rút tiền nội mạng tại máy ATM và một số khoản phí dịch vụ khác gần đây của các ngân hàng đã khiến nhiều chủ thẻ lo lắng. Hãy tham khảo một số cách thức sau đây để có thể tiết kiệm các loại phí liên quan tới thẻ, nhất là phí rút tiền tại máy ATM.

Một số 'chiêu' giúp tiết kiệm phí khi giao dịch ATM

21/05/2018, 07:00

Động thái tăng phí rút tiền nội mạng tại máy ATM và một số khoản phí dịch vụ khác gần đây của các ngân hàng đã khiến nhiều chủ thẻ lo lắng. Hãy tham khảo một số cách thức sau đây để có thể tiết kiệm các loại phí liên quan tới thẻ, nhất là phí rút tiền tại máy ATM.

Nên chọn máy ATM nội mạng của ngân hàng mình đang sử dụng dịch vụ để rút tiền - Ảnh minh họa

Sử dụng loại thẻ dành riêng cho việc rút tiền

Theo Hiệp hội thẻ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 77 triệu thẻ ngân hàng các loại, trong đó thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm hơn 90% với khoảng 70 triệu thẻ. Trong số các loại thẻ, phí rút tiền thẻ ghi nợ nội địa thấp nhất, ở mức khoảng 1.650-3.000 đồng/giao dịch. Do đó, nếu thường xuyên rút tiền hãy sử dụng loại thẻ này bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng kha khá.

Trong khi đó, các loại thẻ tín dụng tuy có chức năng rút tiền nhưng mức phí cao (khoảng 4% số tiền rút). Ví dụ nếu rút 5 triệu đồng, khách hàng đã phải trả phí 200.000 đồng. Vì vậy không nên rút tiền qua máy ATM bằng thẻ tín dụng.

Ưu tiên rút tiền nội mạng

Hiện nay đối với thẻ ATM, nhiều ngân hàng vẫn thực hiện chính sách miễn phí rút tiền nội mạng như SHB, Techcombank (đối với tài khoản trả lương), hoặc miễn phí rút tiền nội - ngoại mạng như ngân hàng Timo, VIB (nếu đăng ký gói Freedom), TPBank, OceanBank (và các ATM thuộc Hệ thống NAPAS), Kienlongbank, Lienvietpostbank.

Vì thế, khách hàng cần chọn máy ATM nội mạng của ngân hàng mình đang sử dụng dịch vụ, hạn chế rút tiền ngoài hệ thống ngân hàng để tiết kiệm chi phí.

Nên rút lượng tiền tối đa

Chi phí rút tiền ATM phụ thuộc vào số lần thực hiện giao dịch. Vì vậy mỗi khi có nhu cầu rút tiền tại máy ATM, khách hàng cần cố gắng rút số lần ít nhất có thể, không nên chia nhỏ, rút nhiều lần.

Hạn chế dùng tiền mặt

Các chuyên gia ngân hàng hay báo chí thường khuyên rằng thay vì đem theo tiền mặt bên người không an toàn, có thể gặp một số rủi ro như rơi, bị đánh cắp thì người dân nên chọn giải pháp thanh toán không tiền mặt như quẹt thẻ. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế rút tiền tại ATM và tiết kiệm được phần nào phí giao dịch.

Dù với thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế, bạn đều có thể thanh toán hóa đơn qua các máy quẹt thẻ POS tại hàng nghìn điểm mua sắm như siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại... mà không cần mang theo tiền mặt.

Hiện nay, việc thanh toán bằng quẹt thẻ qua máy POS ngày càng phổ biến tại các tỉnh, thành, ở nhiều địa điểm khác nhau với tổng số gần 270.000 máy POS nên người dân hoàn toàn có thể hạn chế dùng tiền mặt.

Hơn nữa, khi du lịch hoặc công tác nước ngoài, việc thanh toán bằng thẻ sẽ giúp khách hàng không mất khoản phí rút tiền vốn rất cao tại các máy ATM nước ngoài cũng như thêm phí chuyển đổi ngoại tệ.

Bên cạnh việc “quẹt” thẻ, với những khoản tiền cố định hàng tuần, hàng tháng như tiền điện, nước, viễn thông, học phí,... người dùng có thể thanh toán trên M-Banking mà không cần tốn thời gian đến tại cửa hàng/chi nhánh để thanh toán.

Theo Vietnamnet

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số 'chiêu' giúp tiết kiệm phí khi giao dịch ATM