Trong tháng 10.2016, giá rau tăng đột biến gấp 2 – 3 lần so với ngày thường tại TP.HCM, một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Cụ thể, xà lách búp Đà Lạt tăng lên mức 80.000 đồng/kg, cà chua 30.000 đồng/kg, mồng tơi 17.000-18.000 đồng/kg, súp lơ xanh 45.000 đồng/kg…

Mưa bão, rau củ tăng giá gấp 2 - 3 lần

Phan Diệu | 31/10/2016, 12:12

Trong tháng 10.2016, giá rau tăng đột biến gấp 2 – 3 lần so với ngày thường tại TP.HCM, một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Cụ thể, xà lách búp Đà Lạt tăng lên mức 80.000 đồng/kg, cà chua 30.000 đồng/kg, mồng tơi 17.000-18.000 đồng/kg, súp lơ xanh 45.000 đồng/kg…

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, nguyên nhân giá tăng trong tháng 10là do ảnh hưởng mưa bão nên rau bị hư hỏng nhiều, sản lượng giảm đến 50% so với trước đây. Đặc biệt, tại một số vùng trồng cà chua của tỉnh Lâm Đồng, phần lớn diện tích đều bị ảnh hưởng bởi bệnh xoăn lá vi rút, khiến giá cà chua đã tăng mạnh. Theo đó, cà chua loại 1 tăng xấp xỉ 15.000 đồng/kg, loại 2 tăng khoảng 10.000 đồng/kg.

Giá dừa khô tại Bến Tre và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... bán ở mức 70.000-100.000 đồng/chục (12 trái), tăng 35.000- 40.000 đồng so với 3 tháng trước và cao nhất từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân dừa khô tăng giá là do thương lái Trung Quốc đồng loạt gom dừa.

Trong khi đó, về thủy sản, thị trường cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL trong tháng 10.2016 tiếp tục chuyển biến tích cực do các doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào phục vụ cho các đơn hàng ký mới đáp ứng mùa tiêu thụ cuối năm. Hiện tại, mức giá cao nhất mà doanh nghiệp đưa ra là 22.500 - 23.000 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hồi tháng 9.2016.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg hiện ở mức 215.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40 con/kg là 178.000 đồng/kg, tăng 9.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 9.2016. Tại Kiên Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên mức 195.000 đồng/kg.

Trong tháng 10, giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam đang giảm nhẹ so với hồi đầu tháng do lượng lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại và do bão lụt ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các tỉnh phía Bắc. Lợn hơi tại các tỉnh như Đồng Nai, An Giang hiện đang có mức giá là 40.000 – 41.000 đồng/kg và 39.000 đồng/kg, giảm lần lượt là 2.000 đồng/kg và 1.000 đồng/kg.

Nguồn cung dồi dào và thịt nhập khẩu giá rẻ về nhiều là nguyên nhân khiến giá gà tại Đồng Nai đã giảm nhẹ so với đầu tháng 10.2016. Giá gà ta cũng đạt 63.000 đồng/kg, giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với đầu tháng;gà công nghiệp lông trắng giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống còn 22.000 – 24.000 đồng/kg.

Thị trường lúa gạo tại khu vực ĐBSCL cũng diễn biến trái chiều trong tháng 10.2016. Nhu cầu tiêu thụ nhìn chung vẫn thấp, chỉ mới cải thiện do Trung Quốc bắt đầu mua gạo trở lại theo con đường tiểu ngạch trong mấy ngày qua. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa tươi IR50404 tăng 200 đồng/kg, từ 4.200 đồng/kg lên 4.400 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM 1490, 2514 tăng 100 đồng/kg, từ 4.600 đồng/kg lên 4.700 đồng/kg.

Tại Bạc Liêu, lúa Thu Đông (giống ngắn ngày) ổn định ở mức 4.200 – 4.300 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM 5451, OM 6976 ở mức 4.000 – 4.200 đồng/kg; giá thu mua lúa mới của công ty Lương thực Bạc Liêu tăng 200 đồng/kg, chủng loại OM 5451 từ 5.200 đồng/kg lên 5.500 đồng/kg (lúa khô).

Chủng loại OM 4900 từ 5.400 đồng/kg lên 5.600 đồng/kg (lúa khô). Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường giảm 200 đồng/kg, từ 5.100 đồng/kg xuống còn 4.900 đồng/kg; lúa dài từ 5.500 đồng/kg xuống còn 5.300 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa khô IR50404 ổn định ở mức 5.000 đồng/kg.

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp Philipines đã được Cơ quan Lương thực nước này cho phép nhập khẩu 293.100 tấn gạo từ Việt Nam để đảm bảo nhu cầu lương thực cho mùa giáp hạt năm 2017. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy tình hình tiêu thụ lúa gạo đang khó khăn hiện nay.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mưa bão, rau củ tăng giá gấp 2 - 3 lần