Tổng thống Joe Biden ngày 17.5 thông báo Mỹ sẽ gửi ít nhất 20 triệu liều vắc xin COVID-19 sản xuất bởi Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson ra nước ngoài vào cuối tháng 6.

Mỹ chia sẻ 80 triệu vắc xin COVID-19 cho thế giới

Cẩm Bình | 18/05/2021, 08:46

Tổng thống Joe Biden ngày 17.5 thông báo Mỹ sẽ gửi ít nhất 20 triệu liều vắc xin COVID-19 sản xuất bởi Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson ra nước ngoài vào cuối tháng 6.

Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ vắc xin COVID-19 mà nước này cấp phép sử dụng trong nước. Cùng với kế hoạch cung cấp 60 triệu liều vắc xin của AstraZeneca (Mỹ chưa cấp phép sử dụng trong nước) cho quốc gia cần đến công bố vài tuần trước, Nhà Trắng đặt mục tiêu gửi đi 80 triệu liều trong vòng 6 tuần tới.

“Giống như trong Thế chiến thứ 2 khi Mỹ đóng vai trò kho vũ khí của dân chủ, trong cuộc chiến chống COVID-19 chúng tôi sẽ là kho vắc xin”, Tổng thống Biden phát biểu. Ông khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ vắc xin nhiều nhất thế giới.

Nhà Trắng không cho biết vắc xin sắp được gửi đến quốc gia nào, trước đó Mỹ đã gửi cho 2 láng giềng Mexico và Canada. Tổng thống Biden giao nhiệm vụ phân phối vắc xin toàn cầu cho cố vấn Jeff Zients – điều phối viên ứng phó COVID-19 của Nhà Trắng.

biden.jpg
Sau quãng thời gian tập trung chủng ngừa nội địa, nay Mỹ chuyển hướng dùng vắc xin như công cụ ngoại giao - Ảnh: Reuters

Động thái mới nhất đánh dấu sự xoay chuyển rất đáng chú ý từ phía Nhà Trắng. Tình hình dịch bệnh trong nước sáng sủa hơn tạo điều kiện cho Mỹ chuyển hướng sử dụng vắc xin như công cụ ngoại giao thay vì chỉ tập trung chủng ngừa nội địa.

Theo số liệu liên bang cập nhật đến sáng 17.5, Mỹ đã phân phối hơn 340 triệu liều vắc xin COVID-19 và quản lý hơn 272 triệu liều. Số người tiêm chủng ngày càng tăng giúp số ca tử vong trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất 14 tháng qua, số ca nhiễm giảm 5 tuần liên tiếp.

Hiện tại, Mỹ đang chịu áp lực chia sẻ vắc xin COVID-19 cho các quốc gia ghi nhận biến thể vi rút mới khiến dịch bệnh vuột khỏi tầm kiểm soát – như Ấn Độ hay Brazil.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
4 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chia sẻ 80 triệu vắc xin COVID-19 cho thế giới