Hải quân Mỹ đang thực hiện kế hoạch xoay trục của mình, Mỹ điều thêm tàu chiến đến Nhật Bản và các tàu ngầm tấn công tới căn cứ Guam, mục tiêu là để trấn an các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đảm bảo hàng hải trong khu vực trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
"Hải quân đã cập nhật chiến lược biển mới để đáp ứng cho những thay đổi trong an ninh toàn cầu, hướng đến một chiến lược mới và một môi trường tài chính thay đổi", ông Timothy Hawkins một phát ngôn viên binh chủng hải quân Mỹ cho báo giới biết.
Chiến lược biển mới, được gọi là "chiến lược hợp tác cho sức mạnh biển thế kỷ 21: để xoay trục ưu tiên", sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn diện và được xây dựng dựa trên các mối lo ưu tiên mà hải quân Mỹ cần phải ngăn chặn, ông Hawkins giải thích.
"Nguyên tắc của chiến lược hàng hải của Mỹ vẫn chủ yếu giống hồi năm 2007. Nó ưu tiên các giá trị kinh tế lên hàng đầu và nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục bảo vệ an ninh hàng hải bằng mọi cách", ông Hawkins cho biết, một trong những tình huống cấp bách hiện nay khiến Mỹ điều thêm tàu chiến tới Nhật Bản.
Trong khi các quan chức của hải quân Mỹ chưa rõ liệu rằng chiến lược mới có quá đề cao khu vực Thái Bình Dương thì các quan chức tại Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ đang phải đứng trước các thách thức khi càng ngày càng có nhiều hoạt động gây "tranh cãi" từ phía Trung Quốc cho an ninh trong khu vực.
Về việc tái cân bằng lực lượng ở Thái Bình Dương, ông Hawkins cho biết rằng hải quân Mỹ đã có kế hoạch gia tăng hiện diện của mình lên mức 60% quân lực Mỹ sẽ được dồn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Mỹ gấp rút tái bố trí, gia tăng số lượng tàu chiến, tàu ngầm và tăng tuần tra biển tại châu Á - Thái Bình Dương là tín hiệu cho thấy sự lo lắng trước sự tăng trưởng quá mức của hải quân Trung Quốc. Cũng như lo lắng về tình hình tranh chấp, gây hấn của Trung Quốc làm tình hình nóng lên có thể làm ảnh thương đến tuyến thương mại hàng hải và mất ổn định an ninh khu vực.
Thiên Hà (theo Business Insider)