Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã hối thúc các nước đồng minh tăng chi tiêu quân sự lên ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời gây áp lực để Nhật Bản đảm nhận vai trò đáng kể hơn. Còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư về kinh tế để mở rộng ảnh hưởng về chính trị.

Mỹ kêu gọi đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó Trung Quốc

Hoàng Vũ | 18/09/2020, 16:22

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã hối thúc các nước đồng minh tăng chi tiêu quân sự lên ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời gây áp lực để Nhật Bản đảm nhận vai trò đáng kể hơn. Còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư về kinh tế để mở rộng ảnh hưởng về chính trị.

“Gửi các nước đồng minh và đối tác của Mỹ trên toàn thế giới…, chúng tôi kêu gọi các bạn tăng mức chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 2% GDP và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết nhằm cải thiện năng lực vũ trang, giống như những gì chúng tôi đang làm”, hãng tin Nikkei dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phát biểu trong một sự kiện tại Mỹ hôm 16.9.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cáo buộc “Bắc Kinh đang trở nên hung hăng, coi thường các cam kết ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông” và cho rằng đây là một trong “những nỗ lực nhằm tái định hình và phá hoại trật tự quốc tế”.

Ông Esper cũng trực tiếp kêu gọi đồng minh Nhật Bản tăng hơn gấp đôi ngân sách quốc phòng nhằm chia sẻ gánh nặng bảo vệ an ninh chung trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Năm 2020, Nhật Bản đã phê duyệt mức chi tiêu quốc phòng là 50,5 tỉUSD, con số cao kỷ lục song chỉ chiếm 0,9% GDP của nước này. Nhật Bản vẫn luôn duy trì ngân sách quốc phòng dưới 1% GDP.

Trong khi đó, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), Trung Quốc hồi tháng 5 đã công bố dự thảo ngân sách quốc phòng là 187 tỷ USD. Mức chi tiêu quân sự của nước này thường dao động khoảng 2% GDP kể từ năm 2000.

Trong một diễn biến khác, trong chuyến thăm tới Suriname ở Nam Mỹ hôm 17.9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư về kinh tế để mở rộng ảnh hưởng về chính trị.

“Chúng tôi đã quan sát các khoản đầu tư của Trung Quốc tại các nước và tất cả ban đầu dường như đều tuyệt vời, nhưng sau đó mọi thứ đều thất bại khi cái giá chính trị liên quan tới các khoản đầu tư đó trở nên rõ ràng. Trung Quốc thường thực hiện theo những cách trái ngược với những giá trị mà chúng tôi được nghe từ Tổng thống Suriname Chan Santokhi, những thứ được cho là tốt nhất cho người dân Suriname”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó khẳng định Washington hoan nghênh sự cạnh tranh thực sự của Trung Quốc, nhưng sự cạnh tranh đó không thường xuyên xảy ra dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong lịch sử với rất nhiều bất đồng liên quan đến sự bùng phát của đại dịch COVID-19, đạo luật an ninh Hồng Kông, các hành vi gây hấn và tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông...

Hoàng Vũ (theo Nikkei, Sputnik)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ kêu gọi đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó Trung Quốc