Giải quyết khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ được xem là vấn đề quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước này, quan trọng hơn cả vấn đề tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, theo một cuộc khảo sát của cựu sinh viên thuộc chuyên ngành kinh doanh của trường Đại học Havard.

Mỹ: Khoảng cách giàu nghèo là vấn đề lớn hơn tăng trưởng kinh tế

Một Thế Giới | 13/09/2015, 19:00

Giải quyết khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ được xem là vấn đề quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước này, quan trọng hơn cả vấn đề tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, theo một cuộc khảo sát của cựu sinh viên thuộc chuyên ngành kinh doanh của trường Đại học Havard.

Giải quyết khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ được xem là vấn đề quan trọng đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất nước, quan trọng hơn cả vấn đề tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, theo một cuộc khảo sát của cựu sinh viên thuộc chuyên ngành kinh doanh của trường Đại học Havard. 
Báo cáo của cựu sinh viên này mang tên "Thách thức của Thịnh vượng chung" chỉ ra rằng, các công ty Mỹ hiện đang khôi phục lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, tuy nhiên bất bình đẳng ở Mỹ đã gây ra một mối đe dọa lớn và ngày càng tăng.
"2/3 số người Mỹ được hỏi đều xem việc giải quyết bất bình đẳng là vấn đề ưu tiên đối với xã hội Mỹ. Theo đó, Mỹ cần phải tập trung giải quyết vấn đề gia tăng bất bình đẳng, trì trệ ở tầng lớp trung lưu, gia tăng đói nghèo hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung", theo báo cáo dựa trên một cuộc khảo sát của 2.716 người.
Những người trả lời cuộc phỏng vấn dự đoán rằng, 1% số người giàu nhất nước Mỹ sẽ chiếm 41% tổng số tăng trưởng thu nhập trong quốc gia trong thập kỷ tới.
Một nghiên cứu mới của Đại học California, Berkeley công bố vào tháng 6 cho biết, 1% số người giàu nhất nước Mỹ chiếm 55% tổng số tăng trưởng thu nhập thực tế từ năm 1993 đến năm 2014.
Vấn đề bất bình đẳng về tài sản đã nổi lên như một vấn đề lớn trong cuộc đua Tổng thống Mỹ hiện nay.
"Hiện nay có nhiều nhân tố đang quyết định về sự giàu có của các công nhân Mỹ, bao gồm: loại hình giáo dục K-12 (là con đường để con trẻ từ lớp mẫu giáo tới lớp 12), các kỹ năng và cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu trong nhận thức của quốc gia", Đại học Harvard cho biết trong bản tóm tắt của cuộc thăm dò.
Theo đó, tác giả của bản báo cáo này đã kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hãy chung tay giúp đỡ giải quyết khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ bằng cách làm việc để củng cố hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. 
Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét để tái phân phối của cải thông qua cải cách thuế và tăng lương tối thiểu.
"Những bước đi này được xem là vô cùng quan trọng, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thu nhập của người dân lao động và tầng lớp trung lưu, tạo ra nguồn thu thuế lớn hơn để hỗ trợ đầu tư, và khôi phục lại sự cân bằng đối với tăng trưởng kinh tế hiện nay của Mỹ", báo cáo này cho biết.
Tuyết Nhung (Theo CNBC) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ: Khoảng cách giàu nghèo là vấn đề lớn hơn tăng trưởng kinh tế