Hai tác giả Kornkitditthan và Jarunee Naksakul của Thái Lan có những nhận định độc đáo về toan tính của Mỹ và Trung Quốc đối với tình hình Myanmar trong bài "Mỹ không can thiệp vì Myanmar không có dầu mỏ".

Mỹ không can thiệp vì Myanmar không có dầu mỏ và Toan tính thâm sâu đối phó Trung Quốc

Anh Tú (lược dịch) | 22/03/2021, 12:55

Hai tác giả Kornkitditthan và Jarunee Naksakul của Thái Lan có những nhận định độc đáo về toan tính của Mỹ và Trung Quốc đối với tình hình Myanmar trong bài "Mỹ không can thiệp vì Myanmar không có dầu mỏ".

my-myanmar.jpg
Ngoại trưởng Mỹ không quan tâm lắm đến tình hình Myanmar

Mỹ không đả động gì đến Myanmar

Khi Mỹ thay đổi chính sách ngoại giao, sự can thiệp vào Myanmar đã không xảy ra. Khi nhắc đến mối quan tâm ở châu Á, Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ hướng về Trung Quốc, một mối lo bấy lâu chứ ít khi động đến các vấn đề chính trị ở Myanmar.

Có một câu chuyện tiếu lâm với người dân Myanmar rằng Mỹ đã không triển khai quân đội để giúp đỡ người dân Myanmar vì nước này không có dầu mỏ.

Đúng là một số ít công dân Myanmar đã giương cao các biểu ngữ kêu gọi quân đội Mỹ giúp họ chống lại lực lượng quân đội đảo chính lật đổ chính quyền dân sự. Đó hẳn là một cảm giác tuyệt vọng không biết phải đi cầu cứu ai. Do đó, họ yêu cầu các lực lượng nước ngoài phải can thiệp.

Tất nhiên là không thể. Không phải vì Myanmar không có dầu. Nhưng vì bản thân Myanmar "không quan trọng lắm" trong mắt chính phủ Mỹ.

Trong tuần trước, Ngoại trưởng Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên với tư cách là các quan chức cấp cao của Mỹ dưới chính phủ của Tổng thống Joe Biden. Họ dành thời gian cho các đối tác châu Á giáp với Trung Quốc, nhưng đó là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chủ đề trao đổi trong cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimizu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi là các vấn đề bất khả kháng liên quan đến Trung Quốc. Đây là cuộc thử nghiệm địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21 ở Mỹ và là một thách thức chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ đối với cả Mỹ và Nhật Bản.

Một tuyên bố chung sau cuộc thảo luận cho biết: Mối quan tâm chính đối với Mỹ và Nhật Bản là luật Cảnh sát biển của Trung Quốc mới có hiệu lực vào ngày 1.2 vì nó trao quyền cho các tàu tuần tra ven biển của Trung Quốc bắn hạ các tàu khác xâm phạm vùng biển mà Trung Quốc tuyên bổ chủ quyền.

Sở dĩ Nhật Bản rất lo lắng về việc này là do Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp về đảo Senkaku hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc. Đây là đảo do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và thường cho tàu thuyền đi lượn quanh đảo.

Mỹ và Nhật Bản cũng nêu rõ trong tuyên bố chung rằng đảo Senkaku nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 5 Hiệp ước An ninh Song phương. Mỹ sẽ hành động để bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột. Hiếm khi thông cáo chung của hai nước nhắm vào Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy cả Mỹ và Nhật Bản đều nâng cao kiểm soát các mối đe dọa quân sự và kinh tế từ Trung Quốc.

Blinken cũng cáo buộc Trung Quốc có hành vi thô bạo tại Hồng Kông, Đài Loan và khu tự trị Tân Cương. Thông báo cũng thúc giục Triều Tiên tuân thủ cam kết với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và khẳng định rằng Triều Tiên phải giải trừ vũ khí hạt nhân. Mỹ đang tham vấn với Nhật Bản và Hàn Quốc để xem xét lại các chính sách mà họ sẽ đối xử với Triều Tiên.

Trong khi vấn đề mà cộng đồng quốc tế chờ đợi thái độ của Mỹ là tình hình chính trị ở Myanmar thì chỉ được nói đến một chút. Blinken nói tối giản: “Ở Myanmar, quân đội đang cố gắng lật đổ kết quả của cuộc bầu cử. Và dùng vũ lực để trấn áp những người biểu tình ôn hòa một cách tàn nhẫn".

Mỹ không còn hứng thú với dầu mỏ

Thật thú vị khi hỏi tại sao Mỹ không quan tâm đến Myanmar dù trước đó đã có lời kêu gọi Mỹ cử quân đội đến trợ giúp. Cho đến khi người dân Myanmar than thở rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào Myanmar như ở Trung Đông vì Myanmar không có dầu mỏ như Trung Đông.

Trên thực tế, Myanmar có cả dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, được Thái Lan và Trung Quốc ưa thích. Nhưng nó không lớn đến mức các cường quốc sẽ động lòng, bởi vì trữ lượng 50 tỉ thùng dầu, chỉ xếp hạng 76 thế giới, kém cả Thái Lan (Thái Lan được xếp hạng 50 trên thế giới).

Có 23 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên ở Myanmar (đứng thứ 39 trên thế giới), với ngọc và gỗ quý hiếm mà Trung Quốc khao khát. Nhưng hầu như không có gì mà người Mỹ muốn.

Điều quan trọng là trong thời đại này, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Thay vì luôn sốt sắng tìm kiếm dầu mỏ, họ chuyển sự chú ý sang Năng lượng tái tạo. Các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới đang ngày càng đầu tư vào năng lượng tái tạo. Bởi vì trong tương lai các quốc gia sẽ buộc phải sử dụng nhiều hơn loại năng lượng này trước nguy cơ nóng lên toàn cầu

Thừa nhận quan điểm này, Tổng thống Biden cũng đã ký một lệnh đặc biệt đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu, hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL, cắt giảm phát triển mỏ dầu khí ở Alaska. Biden cũng thông qua mục tiêu biến Mỹ là nền kinh tế năng lượng sạch 100% vào năm 2050 và mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2035.

Đây đều là những tín hiệu cho thấy Biden đang quan tâm đến năng lượng sạch. Chính quyền Mỹ hiện giờ không quan tâm đến dầu mỏ như các chính phủ trước và điều đó cũng tiết lộ lý do tại sao Biden không quan tâm đến Trung Đông. Mỹ chỉ tổ chức một cuộc tấn công vào các chiến binh ở Syria để đáp trả lại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq đã bị tấn công trước. Về phần Syria, Trump đã rút quân. Nhưng việc giữ lại đủ binh sĩ để bảo vệ mỏ dầu, Biden không phải làm gì nhiều miễn là mỏ dầu ổn định.

Nhưng ngay cả khi Biden không thúc đẩy chính sách cắt giảm dầu mỏ và kiên trì hoạt động trong ngành nhiên liệu lỏng (như cựu Tổng thống Bush), thì ông cũng không nhất thiết phải quan tâm đến các nước dầu mỏ, chẳng hạn như vụ can thiệp vào Afghanistan, nơi không có nhiều dầu mỏ.

Và kể cả khi Myanmar có nhiều dầu thì chắc gì Biden đã suy nghĩ và đắn đo rằng mình có can thiệp vào vụ Myanmar hay không?

Nhu cầu cấp thiết của Biden là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tất nhiên, Myanmar cũng nằm trong khu vực đó. Nhưng cho dù Mỹ có nhắm sút tung lưới cả khu vực thì mục tiêu thực sự vẫn là Trung Quốc. Ngoài ra, tình hình ở Myanmar đến bất ngờ với Biden chỉ một tháng sau khi nhậm chức mà trước đó ông vốn không để tâm tới Myanmar.

Mỹ để mặc Myanmar cho Trung Quốc lãnh đòn

Myanmar có thể là nhân tố chính trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ vì Trung Quốc hy vọng sử dụng Myanmar như một lối ra vào Vịnh Bengal để nắm giữ chiến lược Ấn Độ Dương và cũng cần khí đốt tự nhiên từ Myanmar.

Nhưng chúng ta có thể thấy rằng dù Blinken nói về Myanmar trong một ít câu nhưng không phải ông thờ ơ với Đông Nam Á mà quan trọng là chưa phải lúc này. Tình hình lúc này hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc. Người dân tức giận khi tin rằng Trung Quốc đang hậu thuẫn cho cuộc đảo chính.

Bây giờ ở Myanmar, tinh thần bài Hoa dâng cao. Vì vậy, chúng ta thấy nhiều nhà máy của Trung Quốc bị đốt phá. Tiếp theo là tin đồn rằng binh lính đã đốt cháy một số và đám đông đốt cháy một số. Mỹ nhận thấy họ chẳng cần làm gì mà ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar đang tự bốc cháy.

Trung Quốc bức xúc cho rằng có “kẻ thù” đứng sau, gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc tại Myanmar. Câu hỏi đặt ra là kẻ thù là ai?

Do đó, không phải vì Myanmar không có dầu mà người Mỹ không đến mà vì chiến lược của Mỹ là đối phó với Trung Quốc. Nếu Mỹ có thể chắc chắn rằng tình hình ở Myanmar vẫn đang bất lợi cho Trung Quốc thì họ không việc gì phải quan tâm đến Myanmar.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ không can thiệp vì Myanmar không có dầu mỏ và Toan tính thâm sâu đối phó Trung Quốc