Bộ Ngoại giao Nga lên án Mỹ muốn thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi quyết định rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

Mỹ rút khỏi INF: Nga chỉ trích, còn Đức quyết cứu vãn

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 02/02/2019, 10:44

Bộ Ngoại giao Nga lên án Mỹ muốn thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi quyết định rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

          

Với cáo buộc Moscow vi phạm, Tổng thống Donald Trump cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 1.2 tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước, bắt đầu quá trình rút khỏi trong 180 ngày tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng động thái trên không liên quan gì đến chuyện Nga tuân thủ INF, mà thực ra là chiến lược nhằm thoát khỏi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong nhiều lĩnh vực của chính quyền Trump. Bà lưu ý Mỹ chưa hề cung cấp bất cứ bằng chứng nào cho thấy Moscow vi phạm.

Cũng theo người phát ngôn, nếu phía Washington thực sự rút khỏi thì Moscow có quyền thực hiện biện pháp đáp trả phù hợp. Tuy vậy Nga vẫn sẵn sàng đối thoại.

Còn ông Frants Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga, chỉ trích Mỹ rút khỏi INF với mục đích hợp pháp hóa việc triển khai tên lửa đến châu Âu. Ông khẳng định nước này sẽ không chỉ ngồi yên quan sát.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Shamanov cho biết Moscow đã có chuẩn bị, và biện pháp đáp trả chuẩn bị được Tổng thống Vladimir Putin công bố sớm.

Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 1.2 tuyên bố bắt đầu quá trình 180 ngày rút khỏi INF - Ảnh: AP

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel tỏ ý cứu vãn hiệp ước: “Chúng tôi sẽ nỗ lực sử dụng khoảng thời gian 6 tháng để tổ chức đàm phán. Cần phải có đối thoại. Ngoại trưởng Đức cũng như tôi quyết làm mọi thứ có thể”.

INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất. Washington cùng nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác định Moscow không tuân thủ do phát triển một tổ hợp tên lửa hành trình mang tên 9M729.

Tổng thống Trump vào cuối tháng 10.2018 gây bất ngờ khi quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước. Giới phân tích lo ngại một khi INF đổ vỡ và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mỹ - Nga (New Start) hết hạn vào năm 2021, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ nổ ra do các cường quốc hạt nhân không còn chịu giới hạn nào nữa.

Cẩm Bình (theo Aljazeera, Bloomberg, TASS)

   
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ rút khỏi INF: Nga chỉ trích, còn Đức quyết cứu vãn