Ngày 29.2 tại Doha, đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad cùng đại diện Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar chính thức ký “Thỏa thuận Đem lại hòa bình cho Afghanistan”. Ngoại trưởng Mike Pompeo chứng kiến lễ ký kết.

Mỹ - Taliban ký thỏa thuận hòa bình

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 01/03/2020, 09:23

Ngày 29.2 tại Doha, đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad cùng đại diện Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar chính thức ký “Thỏa thuận Đem lại hòa bình cho Afghanistan”. Ngoại trưởng Mike Pompeo chứng kiến lễ ký kết.

          

Đài CNN cho biết văn kiện phác thảo một loạt cam kết giữa hai bên về mức độ duy trì lực lượng, chống khủng bố, đối thoại giữa các phe phái nội bộ Afghanistan nhằm đạt một lệnh ngừng bắn toàn diện vĩnh viễn.

Ngoại trưởng Pompeo xem lễ ký kết là thời khắc đem lại hy vọng, nhưng lưu ý rằng nỗ lực ngoại giao phía trước vẫn còn nhiều công việc khó khăn. Thời gian bắt đầu khởi động đối thoại nội bộ Afghanistan là ngày 10.3.

Thỏa thuận đặt ra thời hạn 14 tháng cho tất cả lực lượng của Mỹ và đồng minh rút khỏi quốc gia Trung Á, đợt đầu tiên sẽ diễn ra trong 135 ngày với 8.600 quân. Ngoại trưởng Pompeo cho biết chính quyền Washington sẽ theo dõi quá trình Taliban tuân thủ cam kết để điều chỉnh tốc độ rút quân cho tương xứng.

Theo thỏa thuận, Taliban đồng ý thực hiện nhiều biện pháp giúp ngăn chặn bất cứ cá nhân/ tổ chức nào (gồm cả Al Qaeda) sử dụng lãnh thổ Afghanistan đe dọa an ninh Mỹ và đồng minh.

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tự tin khẳng định cuộc chiến lâu dài tại Afghanistan sẽ kết thúc nếu Taliban giữ vững thỏa thuận. Ông còn ngỏ ý gặp trực tiếp các nhân vật lãnh đạo Taliban.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Liên hợp quốc đều hoan nghênh diễn biến mới nhất, đồng thời hy vọng các bên tiếp tục hợp tác đem lại hòa bình.

Tuy nhiên bên trong nước Mỹ lại xuất hiện ý kiến chỉ trích. Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đánh giá ký kết bản thỏa thuận là rủi ro không chấp nhận được đối với người dân, ông lập luận: “Hợp pháp hóa Taliban gửi đi thông điệp sai đến IS, Al Qaeda lẫn kẻ thù khác”. Hạ nghĩ sĩ Liz Cheney cũng phàn nàn và yêu cầu chính quyền công khai kế hoạch theo dõi quá trình Taliban tuân thủ cam kết.

Cẩm Bình (theo CNN, Aljazeera, Reuters)

   
Bài liên quan
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok muốn tòa án nhanh chóng xét xử, ra phán quyết về luật có thể cấm ứng dụng
Bộ Tư pháp Mỹ và TikTok đã yêu cầu Tòa án phúc thẩm Mỹ đặt ra lịch trình nhanh chóng để xem xét các thách thức pháp lý với luật mới yêu cầu tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) phải thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ trước ngày 19.1.2025, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng này sẽ đối mặt với lệnh cấm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vị thế của một đất nước được thể hiện qua trình độ khoa học công nghệ!
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
"Vị thế của một đất nước được thể hiện thông qua trình độ KH&CN. Việt Nam từ một nước khó khăn đã vươn lên khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Taliban ký thỏa thuận hòa bình