Việc Mỹ chưa tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân đã gây bất đồng không chỉ với Triều Tiên mà cả với Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ.

Mỹ-Triều vẫn hục hặc về lộ trình hòa bình, kết thúc chiến tranh

Trần Trí | 26/07/2018, 17:29

Việc Mỹ chưa tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân đã gây bất đồng không chỉ với Triều Tiên mà cả với Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chưa chính thức kết thúc, chỉ có một Hiệp định đình chiến ký ngày 27.7.1953, khiến về lý thuyết, quân đội LHQ do Mỹ dẫn đầu vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên vốn đã khiến hơn 1,2 triệu người chết.

Ngày mai 27.7 sẽ là dịp kỷ niệm 65 năm ngày ký Hiệp định đình chiến, Bộ Chỉ huy quân LHQ sẽ tổ chức lễ kỷ niệm tại khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) Bàn Môn Điếm ngăn cách Triều-Hàn. Các cựu binh Triều Tiên cũng sẽ dự một lễ kỷ niệm ở Bình Nhưỡng.

Tại cuộc gặp đầu tiên ở khu DMZ hồi tháng 4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhàlãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý trong năm 2018 sẽ cùng làm việc với Mỹ và Trung Quốcđể thay Hiệp định đình chiến bằng một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn cho bán đảo Triều Tiên.

Ngày 12.6 ở Singapore diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa ông Kim với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và hai nhà lãnh đạo đã ký một tuyên bố, trong đó nêu Mỹ-Triều sẽ tìm cách “lập quan hệ Mỹ-Triều mới, theo mong mỏi hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước”.

Ông Kim còn hào hứng hứa “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiênnếu như Mỹ và đồng minh từ bỏ chính sách thù địch. Triều Tiên cũng tuyên bố xem việc chính thức kết thúc tình trạng chiến tranh là điều cốt yếu để kéo giảm căng thẳng.

Nhưng theoReutersngày 26.7, nhiều chuyên gia và quan chức ở Mỹ lo ngại việc ký một thỏa thuận hòa bình trước tiên, sẽ có thể làm suy yếu sức ép quốc tế mà họ tin là đã buộc được ông Kim đồng ý đàm phán.

Thỏa thuận hòa bình này cũng có thể gây nguy hiểm cho quan hệ quân sự đồng minh Mỹ-Hàn, và có thể gây khó dễ cho lời bào chữa việc quân Mỹ trú đóng ở bán đảo Triều Tiên.

Ông Christopher Green, một cố vấn cao cấp của tổ chức International Crisis Group, nói: “Mỹ muốn giải giáp hạt nhântrước, bình thường hóa quan hệ sau, trong khi Triều Tiên muốn bình thường hóa quan hệ trước, phi hạt nhân sau”.

Bình Nhưỡng đã nói sẽ dần ngưng phát triển hạt nhân, trong đóra một lệnh ngưng thử tên lửa và bom hạt nhân, phá hủy bãi thử hạt nhân duy nhất mà thế giới biếtvà giải thể một cơ sở sản xuất tên lửa.

Các quan chức Mỹ hoan nghênh các động thái này, nhưng vẫn nghi ngờ. Khi giải trình trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 25.7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe nói Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất vật liệu phân hạch (vật liệu dùng cho phản ứng phân hạch) cho bom hạt nhân.

Trong một tuyên bố gửi email Reuters, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Trong khi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là mục tiêu chung được thế giới chia sẻ, cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận một Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân. Như chúng tôi đã tuyên bố, chúng tôi cam kết xây dựng một cơ chế hòa bình, với mục tiêu thay thế hiệp định đình chiến khi nào Triều Tiên phi hạt nhân hóa”.

Vài tuần qua, Bình Nhưỡng lại kêu gọi ra một tuyên bố kết thúc chiến tranh, nói đó là “tiến trình đầu tiên cho hòa bình”và là đường hướng chính để Mỹ có thể thực hiện cam kết bảo đảm an ninh cho Triều Tiên.

Ngày 24.7, giới truyền thông nhà nước Triều Tiên ra tuyên bố: “Việc thông qua tuyên bố kết thúc chiến tranh là tiến trình đầu tiên và trên hết, nhằm kết thúc sự thù địch cực đoan và lập quan hệ mới giữa CHDCND Triều Tiên với Mỹ”.

Sau khi Ngoại trưởng Pompeo thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 6 để đàm phán, giới truyền thông Triều Tiên dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ trích đoàn khách Mỹ không đề cập ý tưởng về một cơ chế hòa bình.

Cố vấn Green nói: “Xem ra rất rõ là ngay cả nếu như Triều Tiên đang chân thành thương lượng, họ lại không sẵn sàng từ bỏ khả năng hạt nhân, trong sự thiếu một hệ thống hòa bình cho họ được một chế độ an ninh".Ông Green còn nói nhiều quan chức Mỹ lo ngại:việc tuyên bố hòa bình sớm có thể làm sụp đổ quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn, khi đã có kêu gọi quân Mỹ nên rút khỏi bán đảo Triều Tiên.

Vào năm 1953, giới lãnh đạo Hàn Quốc phản đối và đã không ký Hiệp định đình chiến, vốn có chữ ký của chỉ huy quân đội Triều Tiên, chỉ huy quân Mỹ ở Bộ Chỉ huy LHQvà chỉ huy “quân tình nguyện” Trung Quốc.

Trong khi các quan chức Hàn Quốc nói hoàn toàn cam kết thực hiện phi phạt hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, họ cũng thể hiện sự linh động hơn Mỹ và đồng minh về khung thời gian tuyên bố hòa bình.

Ngày 24.7, Bộ trưởng Thống nhất liên Triều (thuộc chính phủ Hàn Quốc) là ông Cho Myong-gyon nói có thể tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên vào cuối năm 2019 tới.

Giải trình trước Quốc hội Hàn Quốc, ông Cho nói: “Chúng tôi đang lấy ý kiến của Mỹ và Triều Tiên theo hướng đó”và nói một tuyên bố 3 bên có thể là một phần của giai đoạn đầu của nỗ lực phi hạt nhân.

Trung Quốc đã nói sẵn sàng tham gia tiến trình này. Ngày 25.7, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho các nhà báo biết: “Là một bộ phận quan trọng trong vấn đề bán đảo Triều Tiên cũng như tham gia ký Hiệp định đình chiến, Trung Quốc sẽ giữ vai trò kết thúc tình trạng chiến tranh,và thay thế hiệp địnhnày bằng một cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

Ông Cảnh Sảng không nói về khung thời gian của tiến trình.

Bích Ngọc(theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ-Triều vẫn hục hặc về lộ trình hòa bình, kết thúc chiến tranh