Nền kinh tế Mỹ xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là lần đầu tiên nước này giành lại ngôi vị số 1 kể từ khủng hoảng tài chính 2007- 2009.

Mỹ trở lại là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Cẩm Bình | 17/10/2018, 15:10

Nền kinh tế Mỹ xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là lần đầu tiên nước này giành lại ngôi vị số 1 kể từ khủng hoảng tài chính 2007- 2009.

Bảng xếp hạng có tổng cộng 140 quốc gia. Mỹ được chấm 85,6/ 100 điểm, đánh bại bốn nền kinh tế hàng đầu khác là Singapore, Đức, Thụy Sĩ cùng Nhật Bản nhờ có nền văn hóa kinh doanh “sôi động” và thị trường lao động lẫn hệ thống tài chính mạnh mẽ.

Năm nay, WEF có tiến hành thay đổi trong phương pháp tính điểm để có đánh giá tốt hơn về khả năng sẵn sàng cạnh tranh trong tương lai của các quốc gia. Lần gần nhất Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng này là vào năm 2008, sau đó vị trí nàythuộc về Thụy Sĩ trong 9 năm liền.

Theo Saadia Zahidi, thành viên ban quản trị WEF: “Họ làm khá tốt về mặt thể chế, nhưng vẫn còn một số dấu hiệu đáng lo. Mỹ là một trong những nước thuộc 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) bị xếp hạng thấp nhất về sức khỏe, ngoài ra cũng có quan ngại về tự do báo chí lẫn độc lập của tư pháp,… Những yếu tố mềm có tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn”.

10 nền kinh tế hàng đầu trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu thường niên của WEF vừa công bố - Ảnh: WEF

WEF cho biết vẫn chưa thể xem xét chính sách thương mại gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ảnh hưởng ra sao đến xếp hạng của Mỹ. Bà Zahidi tuyên bố: “Còn quá sớm để đưa dữ liệu này vào đánh giá năm nay.Tuy nhiên, chúng tôi dự báo căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các đối tác khác có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của Washington trong tương lai. Các nền kinh tế mở thì năng lực cạnh tranh cao hơn”.

Trong bảng xếp hạng, Trung Quốc đứng vị trí thứ 28, Nga ở vị trí 43 trong khi Ấn Độ tụt từ hạng 40 xuống 58.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ trở lại là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới