Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 28.3 đã bàn luận nhằm cải thiện và duy trì "mối quan hệ kinh tế cùng có lợi" giữa hai nước,.

Mỹ - Trung dẹp căng thẳng, duy trì 'quan hệ kinh tế cùng có lợi'

Hà Ngọc Bách | 01/03/2017, 07:03

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 28.3 đã bàn luận nhằm cải thiện và duy trì "mối quan hệ kinh tế cùng có lợi" giữa hai nước,.

Ông Tillerson và ông Dương khẳng định lại sự quan trọng của việc "tham vấn cấp cao thường xuyên" giữa hai nước trong cuộc gặp tại Washington và thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Dương Khiết Trìnói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Washington "để tăng cường trao đổi trên tất cả cấp độ", mở rộng giao tiếp, phối hợp trong các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu, đồng thờitôn trọng "lợi ích cốt lõi của nhau và những mối quan tâm lớn".

"Điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển bền vững, ổn định và lành mạnh mối quan hệ Trung - Mỹ. Điều này sẽ có lợi cho các dân tộc trên thế giới chứ không chỉ có hai nước", ông Dương nói.

Cuộc hội đàm giữa ông Tillerson và ông Dương là hành động mới nhất để thiết lập lại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Trước đó, trong ngày 27.2, ông Dương đã gặp ông Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về các lợi ích an ninh và khả năng sắp xếpmột cuộc gặp giữa người đứng đầu Nhà Trắng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói vớiReuters.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Dương mời ông Tillerson đến thăm Trung Quốc và khẳng định Ngoại trưởng Mỹ sẽ sớm thực hiện chuyến công du này.

Chuyến thăm tới Mỹ của ông Dương Khiết Trìđược thực hiện sau cuộc điện đàm giữa ông vàông Tillerson nhằm khẳng định sự quan trọng của việc xây dựng quan hệ Trung - Mỹ hồi tuần trước. Chuyến thăm này được kỳ vọng sẽ làm dịu bớt những chỉ trích của ông Trump đối vớiTrung Quốc, từ chính sách thương mại cho đếnviệcxây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông hay việc hành động quá ít để kiềm chế Triều Tiên.

Hồi tháng 12.2016, ông Trump nói rằng Mỹ không nhất thiết phải tuân thủ chính sách "một Trung Quốc". Tuy nhiên, sau đó ông Trump lại tôn vinh chính sách nàytrong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Chính quyền mới của ông Trump nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh vì yêu sách chủ quyền phi lý của nước này trên Biển Đông, cũng như lo lắng cho tự do hàng hải trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Trump cũng nhiều lần kêu gọi Bắc kinh hành động mạnh để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Trung Quốc bác bỏ luận điệu này và cho rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là do sự tranh chấp trong quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Ái Vi (theo Reuters)
Bài liên quan
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật buộc ông Biden gửi vũ khí cho Israel
Hãng Reuters đưa tin, ngày 16.5, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật buộc Tổng thống Joe Biden gửi vũ khí cho Israel bất chấp ông trì hoãn hoạt động này nhằm gây sức ép với Tel Aviv.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5 - 6%
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Còn nhiều thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo đó VEPR thận trọng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trong khoảng từ 5,5 - 6% trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung dẹp căng thẳng, duy trì 'quan hệ kinh tế cùng có lợi'