Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì Trung Quốc và Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về nghiên cứu trí thông minh nhân tạo (AI).

Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu thế giới về nghiên cứu AI

Hà Ngọc Bách | 31/01/2019, 17:20

Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì Trung Quốc và Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về nghiên cứu trí thông minh nhân tạo (AI).

Theo WIPO, gã khổng lồ công nghệ Mỹ IBM là công ty có nhiều bằng sáng chế về AI nhất hiện nay với 8.920 bằng. Tiếp theo đó là Microsoft với 5.930 bằng sáng chế và các tập đoàn công nghệ Nhật Bản có số bằng sáng chế về AI nhiều thứ 3.

Trung Quốc chiếm 17 trong số 20 tổ chức học thuật hàng đầu liên quan đến việc cấp bằng sáng chế AI và đặc biệt mạnh cũng như phát triển nhanh trong lĩnh vực "học sâu" (deep learning).

"Như vậy, Mỹ và Trung Quốc đang là những nước đứng đầu thế giới trong nghiên cứu AI. Họ đi trước cả thế giới trong lĩnh vực này về số lượng bằng sáng chế và các ấn phẩm khoa học", Tổng Giám đốc WIPO, ông Francis Gurry cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ cũng như công nghệ Mỹ, vì vậy ông đã mở một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc hồi năm ngoái. Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố cáo buộc của Mỹ cũng như các nướcvề chuyện họ đánh cắp sở hữu trí tuệ là "vu khống".

Ông Gurry cho hay dù có những cáo buộc hành vi của Trung Quốc nhưng vẫn không thể phủ nhận về sức mạnh nghiên cứu của họ khi nước này có văn phòng cấp bằng sáng chế lớn nhất thế giới cũng như số đơn xin cấp bằng sáng chế trong nước nhiều nhất thế giới.

"Họ là những người rất nghiêm túc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ", ông Gurry cho biết.

Theo WIPO, số bằng sáng chế liên quan đến AI đã tăng mạnh đến nỗi số bằng sáng chế từ năm 2013 đến nay còn nhiều hơn số bằng sáng chế liên quan đến Altrong 63 năm trước đó (thuật ngữ AI ra đời từ năm 1950).

Chưa hết, số bằng sáng chế liên quan đến lĩnh vực "học sâu" hiện đang tăng mạnh, vượt xa số bằng sáng chế robot, từ 118 bằng sáng chế năm 2013 lên 2.399 bằng sáng chế trong năm 2016.Thông tin về các bằng sáng chế sẽ chỉ được công bố 18 tháng sau khi chúng được đăng ký.

Dù vậy, theo Reuters thì vẫn chưa có thước đo chính xác về chất lượng của các bằng sáng chế vì vậy khó có thể xác định tính hiệu quả của những bằng sáng chế này.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu thế giới về nghiên cứu AI