NASA phát hiện không khí rò rỉ trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nhưng không đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn và sẽ điều tra nguyên nhân vào cuối tuần này.

NASA điều tra vụ rò rỉ không khí trên Trạm Vũ trụ quốc tế

Long Hải | 21/08/2020, 13:50

NASA phát hiện không khí rò rỉ trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nhưng không đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn và sẽ điều tra nguyên nhân vào cuối tuần này.

Sự cố rò rỉ hiện không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn Expedition 63 trên trạm ISS. Phi hành gia NASA Chris Cassidy cùng 2 phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos)Ivan Vagner và Anatoly Ivanishin sẽ sinh hoạt trong module dịch vụ Zvezda của Nga từ đêm thứ Sáu đến sáng thứ Hai, NASA cho biết trong một thông báo hôm 20.8.

Bầu không khí của ISS được duy trì ở áp suất dễ chịu cho các thành viên phi hành đoàn làm việc. Tuy nhiên, trạm vũ trụ không hoàn toàn kín khí. Một lượng không khí nhỏ sẽ rò rỉ qua thời gian, đòi hỏi các chuyên gia phải điều áp định kỳ từ các bình nitơ và oxy được gửi lên trong các nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa.

Vụ rò rỉ lần đầu tiên được NASA phát hiện vào tháng 9.2019 nhưng nó không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trên trạm. Lượng không khí rò rỉ cũng không tăng nhanh đến mức báo động. Do đó, NASA đã theo dõi tình hình và tập trung vào các nhiệm vụ khác của trạm trước khi giải quyết vụ rò rỉ, phát ngôn viên Dan Huot của NASA cho biết trong một email gửi tới Space.com.

Vụ rò rỉ lần đầu tiên được NASA phát hiện vào tháng 9.2019

Trạm Vũ trụ quốc tế rất bận rộn trong những tháng qua. NASA và SpaceX đã hoàn thành sứ mệnh thương mại đầu tiên mang tên Demo-2, đưa 2 phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley đến và đi từ ISS trên tàu Crew Dragon. Các phi hành gia cũng hoàn thành một số chuyến đi bộ ngoài không gianđể sửa chữa máy dò vật chất tối bị hỏng và nâng cấp pin cho trạm.

Hiện công việc trên trạm ISS đã giảm bớt, các phi hành gia sẽ đóng tất cả cửa sập của các module trên trạm vũ trụ vào cuối tuần này để trạm điều khiển dưới mặt đất theo dõi áp suất từng module. Cuộc thử nghiệm không gây lo ngại về an toàn cho phi hành đoàn. Thử nghiệm sẽ xác định module nào đang có tỷ lệ rò rỉ cao hơn bình thường. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được các chuyên gia Mỹ và Nga đánh giá vào cuối tuần tới.

“Chúng tôi đang có khoảng thời gian tương đối yên tĩnh khi các hoạt động đi bộ ngoài không gian, sự đến và đi của các tàu vũ trụ đã giảm xuống. Phi hành đoàn sẽ đóng cửa sập của từng module đơn lẻ để mặt đất có thể theo dõi áp suất củachúng và xác định nguồn rò rỉ”, Huot nói.

Ông Huot nói thêm: “Đây là biện pháp hiệu quả nhất để tìm ra chỗ rò rỉ vì nó quá nhỏ. Chúng tôi chưa rõ nó nằm ở khoang tàu của Mỹ hay Nga. Chúng tôi sẽ không biết cho đến khi xem xét dữ liệu từ các cuộc kiểm tra cuối tuần này”.

Ảnh chụp từ cửa sổ của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) - Ảnh: NASA

Mặc dù tỷ lệ rò rỉ cao hơn bình thường nhưng nó vẫn nằm trong thông số kỹ thuật của trạm và không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn, các quan chức NASA nhấn mạnh. Các phi hành gia cũng đã học cách ứng phó với các vụrò rỉ trong quá trình huấn luyện 6 tháng để chuẩn bị cho việc sống trên trạm vũ trụ ISS.

Cuộc điều tra rò rỉ hiện tại không phải là lần đầu tiên các phi hành gia trên trạm vũ trụ thực hiện. NASA cũng nhấn mạnh rằng vụ rò rỉ này nhỏ hơn vụ rò rỉ mà các phi hành gia gặp phải hồinăm 2018.

Vào tháng 8.2018, một lỗ rò rỉ không khí nhỏ đã được phát hiện trong tàu vũ trụ Soyuz của Nga ghép nối với trạm ISS. Các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 cuối cùng đã tìm thấy một lỗ thủng rộng khoảng 2 mm trên thân con tàu. Các quan chức Nga đã điều tra nguyên nhân của vụ rò rỉ, mặc dù kể từ tháng 9.2019, các báo cáo truyền thông cho thấy họ chưa sẵn sàng chia sẻ công khai những gì đã xảy ra.

Long Hải (theo Space.com)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA điều tra vụ rò rỉ không khí trên Trạm Vũ trụ quốc tế