Với gần 74 triệu thẻ ATM trên tổng số 93 triệu dân, người dân Việt Nam đang tiếp cận ngày càng nhiều hơn với sản phẩm cơ bản nhất của ngân hàng.

Ngân hàng 'nắn' dòng thông tin

Một Thế Giới | 27/11/2015, 11:50

Với gần 74 triệu thẻ ATM trên tổng số 93 triệu dân, người dân Việt Nam đang tiếp cận ngày càng nhiều hơn với sản phẩm cơ bản nhất của ngân hàng.

Song con số này không nói lên thực tế rằng người Việt chưa có hiểu biết thực sự về thẻ ATM. Liệu có bao nhiêu người trong số này có phân biệt được sự khác nhau giữa tài khoản thanh toán trên thẻ ATM với tài khoản tiết kiệm?
Không chỉ thẻ ATM, một ví dụ điển hình khác là thẻ tín dụng. Dù đây là hình thức tiêu dùng hiện đại nhưng lượng người dùng vẫn khá hạn chế nếu so với thẻ ATM (chiếm chưa tới 5%). Một trong những lý do khiến nhiều người vẫn còn e ngại thẻ tín dụng là vì chưa nắm rõ bản chất của thẻ và cách thức sử dụng hợp lý.
Trên thực tế, còn rất nhiều sản phẩm tài chính cơ bản khác như vay vốn để mua nhà, xây nhà hay vay mua ô tô. Đây mới chỉ là một trong số nhiều các sản phẩm ngân hàng mà nhiều người tiêu dùng chưa thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động. Chính tâm lý này không những ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng dịch vụ, mà còn các cuộc tranh cãi giữa ngân hàng và người tiêu dùng diễn ra thường xuyên hơn.
Hiểu được tâm lý này, các ngân hàng cũng tích cực tư vấn và truyền thông về thông tin sản phẩm, cách thức sử dụng và tính chất từng loại từng loại sản phẩm của mình. Song song với kênh tư vấn bắt buộc của mỗi ngân hàng vẫn là các quầy giao dịch, tổng đài viên, các ngân hàng cũng phát triển những kênh cung cấp thông tin khác.
Trước đây, kênh thông tin gần như duy nhất chỉ có báo chí. Trên các tờ báo hoặc tạp chí thường xuyên xuất hiện những chuyên mục tư vấn tài chính. Ở đó, các thắc mắc sẽ được trình bày dạng câu hỏi – đáp, hoặc kiến thức nền về một loại sản phẩm nào đó. Song cách thức truyền thông này đang dần thay đổi trong thời gian gần đây, theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng Internet.
Phổ biến gần đây là câu chuyện các ngân hàng kéo nhau lên mạng xã hội. Trong xu hướng này, các ngân hàng Việt cũng có bước đi tương tự với nước ngoài, chỉ có điều khác là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam là Facebook, trong khi nước ngoài thì có thêm Twitter.
Tuy nhiên, mạng xã hội chỉ đơn thuần là cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ và khó tương tác ở quy mô lớn. Các ngân hàng cũng ngại lên đây vì sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ của một hãng thứ ba. Chính vì thế, gần đây, nhiều ngân hàng tự tạo trang web riêng cho mình để thành lập kênh giới thiệu sản phẩm và tư vấn tài chính.
Trong xu hướng này, có ngân hàng lựa chọn việc triển khai trực tiếp tại tên miền của trang web chính thức của mình. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng chọn cách tạo ra tên miền mới, chẳng hạn như Ngân hàng Bản Việt với tên miền lamchutaichinh.vn.
Mới ra đời gần đây, trang web này tập trung cung cấp những thông tin và kiến thức chung, tổng quát trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua những chuyên mục riêng cụ thể. Điểm lợi của hệ thống tương tác trực tuyến kiểu này là có thể mang thông tin đến cho nhiều người cùng lúc hơn, ở bất kì đâu và bất kì thời điểm nào và phụ thuộc vào người tiêu dùng. Bằng cách này, ngân hàng cũng có thể tiết kiệm chi phí tư vấn hơn là những hệ thống tương tác hỏi đáp những câu đơn giản và đơn lẻ thông qua tư vấn viên tại tổng đài, quầy giao dịch hay trên trình duyệt của trang web.
Trên website riêng, các ngân hàng cũng có nhiều không gian trình bày và tự do sáng tạo nhiều hơn. Ngoài những tư vấn bằng văn bản, lamchutaichinh.vn cũng tập trung phát triển các loại hình chuyển tải thông tin ấn tượng và mới mẻ như Inforgraphic hay video với thời lượng vừa phải, dễ xem và dễ hiểu.
Hơn nữa, đối tượng phục vụ hướng đến của Ngân hàng không chỉ là khách hàng hiện hữu, hay khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm, mà là bất kì ai muốn hiểu hơn về sản phẩm ngân hàng. Xa hơn, đại điện Ngân hàng Bản Việt còn kì vọng trang web này sẽ trở thành cái tên đầu tiên khi tìm kiếm thông tin và giải đáp các thắc mắc về dịch vụ ngân hàng trên mạng.
Rõ ràng, bên cạnh việc nghiên cứu các sản phẩm mới, các ngân hàng cũng phải tốn công cho chuyện làm thế nào để khách hàng hiểu được sản phẩm đó. Những trang web tư vấn tài chính dạng này sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho phần đông cộng đồng. Trong cuộc chuyển dòng thông tin này, những ngân hàng thành công sẽ là những ngân hàng truyền tải theo cách dễ hiểu, đơn giản và minh bạch nhất.
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) được thành lập từ năm 1992, trải qua nhiều giai đoạn hoạt động và phát triển, trong đó 2012 -2014 là giai đoạn bước ngoặt đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ. Với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Viet Capital Bank đang dần khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường tài chính bằng việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, không ngừng đổi mới hoạt động, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng; cải tiến chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hóa phong cách phục vụ. Trên nền tảng vững chắc, năm 2015, Viet Capital Bank tiếp tục tăng tốc phát triển để trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

P.V

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng 'nắn' dòng thông tin