Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột hủy kế hoạch sang CHDCND Triều Tiên cuối tháng 8 của Ngoại trưởng Mike Pompeo khiến triển vọng giải trừ hạt nhân một lần nữa rơi vào bất định, quan hệ hai miền có nguy cơ bị đình trệ.

Ngoại trưởng Mỹ dừng đi Bình Nhưỡng tác động đến quan hệ Hàn-Triều

Cẩm Bình | 28/08/2018, 17:14

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột hủy kế hoạch sang CHDCND Triều Tiên cuối tháng 8 của Ngoại trưởng Mike Pompeo khiến triển vọng giải trừ hạt nhân một lần nữa rơi vào bất định, quan hệ hai miền có nguy cơ bị đình trệ.

Thông báo Ngoại trưởng Pompeo thăm Bình Nhưỡng lần 4 đem lại hy vọng giữa hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận (dù không đáng kể) nào đó, chẳng hạn như giao danh sách vũ khí hạt nhân hay tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump với lo ngại nhà ngoại giao của mình trở về tay không đã quyết định hủy bỏ kế hoạch, mặc dù thời gian qua ông từng khẳng định tin tưởng quốc gia Đông Bắc Á có bước đi hướng tới phi hạt nhân hóa.

Ông Evans Revere, cựu quan chức ngoại giao Mỹ chuyên phụ trách vấn đề Đông Á- Thái Bình Dương, nhận định có thể nhà lãnh đạo Washington xác định Triều Tiên không tích cực hoặc chịu hợp tác hơn trong giải trừ hạt nhân, nên tốt nhất là ngăn Ngoại trưởng Pompeo sang thăm để tránh mất mặt. Một khả năng khác là ông Trump, vốn đang gặp sức ép trong nước, muốn giảm thiểu các vấn đề mà mình phải đối mặt.

Đáng chú ý là Tổng thống Trump lại quy trách nhiệm cho Trung Quốc khi đàm phán Bình Nhưỡng bế tắc. Theo ông, cường quốc châu Á vì căng thẳng thương mại mà không giúp đỡ trong vấn đề này.

Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra. Nhà Trắng chỉ cho biết Tổng thống Trump đưa ra quyết định hủy chuyến thăm sau khi tham khảo ý kiến của đội ngũ cố vấn của mình, và Ngoại trưởng Pompeo có mặt khi thông tin được đăng lên Twitter.

Nhà nghiên cứu cấp cao Cho Sung-ryul của Viện Nghiên cứu Chiến lược an ninh quốc gia Hàn Quốc (INSS) cho rằng: “Những dòng Tweet của ông Trump thể hiện rõ rằng Mỹ sẽ không làm gì nếu Triều Tiên không có thay đổi hướng đến phi hạt nhân hóa”.

Diễn biến mới nhất khiến kịch bản có một tuyên bố kết thúc chiến tranh vào tháng 9 của một số chuyên gia chính sách đối ngoại khó thành hiện thực, đồng thời làm cho quan hệ Mỹ- Trung xấu đi do lãnh đạo Mỹ đổ lỗi cho Bắc Kinh.

Không những vậy, quan hệ Hàn- Triều cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Seoul không thể bỏ qua sức ép gián tiếp lẫn trực tiếp từ Washington, và đã tuyên bố tái cân nhắc việc mở văn phòng liên lạc hai miền.

Dự kiến hai nước này sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9, nhưng kết quả đạt được trong lần tiếp xúc này sẽ bị hạn chế nếu đàm phán Mỹ- Triều không tích cực.

Đáng mừng là tình hình vẫn có thể được đảo ngược. Trong ngày thông báo hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo, Tổng thống Trump vẫn cam kết duy trì đối thoại với Bình Nhưỡng cũng như mong sớm gặp lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo một nguồn tin ngoại giao Mỹ: “Tôi không phát hiện bất kì dấu hiệu nào cho thấy Mỹ hay Triều Tiên cố gắng phá hoại đàm phán”. Điều này có nghĩa trong lúc bế tắc này, sau hậu trường vẫn đang diễn ra nhiều nỗ lực tái khởi động đối thoại.

Cẩm Bình (theo The Hankyoreh)
Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Mỹ dừng đi Bình Nhưỡng tác động đến quan hệ Hàn-Triều