"Nguồn tạng của chúng ta rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách để huy động nguồn tạng bên ngoài. Điều này rất cần sự chung tay góp sức của các tổ chức xã hội, cơ quan chức năng, các chức sắc tôn giáo... để thay đổi hành vi, giúp người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến mô tạng".

Nguồn tạng dồi dào nhưng chưa biết cách huy động

Hồ Quang | 25/08/2016, 14:31

"Nguồn tạng của chúng ta rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách để huy động nguồn tạng bên ngoài. Điều này rất cần sự chung tay góp sức của các tổ chức xã hội, cơ quan chức năng, các chức sắc tôn giáo... để thay đổi hành vi, giúp người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến mô tạng".

GS.TSNguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh như thế tại Lễ vinh danh người hiến tạng và kỷ niệm ca ghép tạng thứ 500 tại Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 25.8.

Hiện Việt Nam có khoảng16.000 người bị bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi... đang chờ ghép tạng và khoảng 6.000 người đang chờ ghép giác mạc.

Theo Thứ trưởng Tiến, nguồn tạng hiện nay mới chỉ đáp ứng được 10 đến 20% so với nhu cầu của người cần ghép tạng. Hiện nay cả nước chỉ thực hiện khoảng 1.200 ca ghép tạng, nhưng nhu cầu người cần ghép tạng lên đến gần 10.000 người và hàng nghìn người khác đang chờ đợi.

Thứ trưởng Tiến cho rằng, ngành ghép tạng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức làm sao để có thể nâng số lượng tạng, nâng số lần ghép tạng cho mỗi người và hành lang pháp lý liên quan.

“Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa, tìm tòi học hỏi, cập nhật những kỹ thuật mới trên thế giới về ghép tạng để đẩy nhanh việc ghép tạng ở Việt Nam. Có như vậy chúng ta mới hy vọng đốt cháy giai đoạn, theo kịp với thế giới”, ông Tiến đề nghị.

Ông Tiến cho hay hiện Bộ Y tế đã ra quy định xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để các nhà khoa học yên tâm hoạt động chuyên môn trong việc ghép tạng một cách hiệu quả, không phải lo sợ hay băn khoăn phải làm như thế nào.

PSG. TS. BS Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh viện bắt đầu thực hiện ghép tạng vào tháng 12.1992 với 2 ca đầu tiên. Từ đó đến nay, bệnh viện đã triển khai ghép thận thành một phẫu thuật thường quy của khoa Ngoại tiết niệu. Hiện nay, trung bình mỗi tuần bệnh viện thực hiện 4 ca ghép thận từ người cho sống.

Tháng 4.2008, ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại bệnh viện,tiếp đến ngày 11.2.2010 bệnh viện thực hiện 4 caghép thận từ 2 người cho chết não (không có quan hệ huyết thống) đầu tiên trên cả nước. Đến nay, số lượng người nhận tạng từ người cho chết não trong cả nước đã vượt con số 100. Đặc biệt vào tháng 6.2015, bệnh viện đã ghép thận thành công cho 2 người nhận từ người cho tim ngừng đập, mở ra một nguồn tạng hiến mới để tăng số lượng tạng hiến tại Việt Nam.

Ông Sơn cho rằngcó được thành công trên là nhờ sự hy sinh thầm lặng của các người cho sống đã chia sẻ một phần thân thể quý giá của mình để đem lại sự sống cho người thân cũng như các người nhận không cùng huyết thống; sự dũng cảm của người thân của những người cho chết não, ngưng tuần hoàn để đem lại dòng chảy sự sống cho những người nhân tạng.

“Chúng ta cũng biết rằng ghép thận là giải phóng bệnh nhân ra khỏi máy thận nhân tạo, ghép tim, gan, phổi là đem lại 1 cuộc sống mới cho bệnh nhân, ghép tủy chữa được nhiều bệnh máu, ghép giác mạc giúp đem lại ánh sang cho bệnh nhân... Ghép tạng chính vì vậy mang lại một cuộc sống có chất lượng cho người nhận và như vậy ghép tạng không chỉ là món quà mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cộng đồng nói chung”, ông Sơn chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn tạng dồi dào nhưng chưa biết cách huy động