Căng thẳng leo thang và nguy cơ bùng phát chiến tranh giữa các siêu cường ở phía đông Địa Trung Hải là rõ ràng, khi chiến đấu cơ Nga bay trên tàu chiến Pháp mang tên lửa hành trình, còn Mỹ, Anh, Pháp tiếp tục chuẩn bị hành động quân sự để trừng phạt Syria với cớ chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad dùng vũ khí hóa học giết dân thường ở vùng ngoại ô Đông Ghouta của thủ đô Damascus hôm 7.4.

Nguy cơ các siêu cường đánh nhau vì nghi án Syria tấn công hóa học

Trần Trí | 11/04/2018, 13:56

Căng thẳng leo thang và nguy cơ bùng phát chiến tranh giữa các siêu cường ở phía đông Địa Trung Hải là rõ ràng, khi chiến đấu cơ Nga bay trên tàu chiến Pháp mang tên lửa hành trình, còn Mỹ, Anh, Pháp tiếp tục chuẩn bị hành động quân sự để trừng phạt Syria với cớ chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad dùng vũ khí hóa học giết dân thường ở vùng ngoại ô Đông Ghouta của thủ đô Damascus hôm 7.4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án những vụ tấn công hóa họclà “bệnh hoạn”, sau khi ảnh và video chiếu nhiều trẻ em Syria vật vãhoặc chết vì bị tấn công hóa học. Ông còn nói Mỹ có nhiều phương án để phản ứng với Syria.

Tổ chức cấmvũ khí hóa học(OPCW) chuẩn bị đến Syria điều tra, theo lời mời của Syria, nhưng chưa rõ các điều tra viên có được đến vùng Douma hay không, liệu sự hiện diện của họ có làm chậm khả năng hành động quân sự hay không.

Bế tắc ở LHQ

Căng thẳng leo thang giữa Nga-Mỹ, khi mỗi nước đều phủ quyết mỗi nghị quyết do từng bên trình Hội đồng Bảo an LHQ vào đêm 10.4nhằm mở cuộc điều tra nghi án chính quyền Syria

Nga dùng quyền phủ quyết để bác bản dự thảo nghị quyết của Mỹ, trong khi 2 bản dự thảo nghị quyết của Nga không được thông qua, vì không hội đủ số 9 phiếu thuận cần thiết.

Sau cuộc bỏ phiếu, nữ Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley bày tỏ sự thất vọng, nói chính phủ Syria luôn tránh được những trừng phạt, vì sự ủng hộ của Nga và đôi khi của Trung Quốc: “Lịch sử cho thấy Nga chọn lựa bảo vệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, thay vì tính mạng người dân nước này và tính đoàn kết của HĐBA. Điều này cho thấy chúng tahoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ dân thường Syria”.

Bà Haley còn nói điều tối thiểu HĐBA cần làm là thông qua bản dự thảo của Mỹ, trong đó yêu cầu mở lại Cơ chế điều tra độc lập của LHQ (UNIMI) để điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 7.4, làm 60 người chết và ít nhất 1.000 người bị thương. Bản dự thảo còn đề nghị một điều khoản phụ là xác định thủ phạm vụ tấn công bằng khí chlorine.

Bà Haley nói Mỹ đã làm việc với các thành viên HĐBA, để bảo đảm sự quan ngại của họ, về việc lập một đoàn điều tra “thật sự độc lập”, vô tư và minh bạch, đều được Mỹ xét đến và đã nêu trong bản dự thảo của Mỹ.

Nga đòi kết luận điều tra phải có sự chấp thuận của Nga trước khi công bố

Trong khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng, 12 nước thành viên HĐBA bỏ phiếu thuận với bản dự thảo của Mỹ.
Bà Haley còn cho biết Nga đề nghị Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chọn các nhà điều tra, nhưng kết luận điều tra phải được Nga xem xét và chấp thuận trước khi công bố. Bản dự thảo của Nga cũng không có điều khoản xác minh thủ phạm vụ tấn công.

Đại sứ Nga Vassily Nebenzia nhấn mạnh bản dự thảo nghị quyết của Mỹ chỉ nhằm bào chữa cho khả năng Mỹ hành động quân sự chống Syria: “Họ hy vọng nghị quyết này sẽ không được thông qua... Đó là điều họ muốn, nhằm bào chữa việc dùng vũ lực chống lại Syria. Nếu quývị quyết định thực hiện một hành động phiêu lưu quân sự phi pháp, thì quývị sẽ phải tự gánh trách nhiệm.Một lần nữa tôi đề nghị, cầu khẩn các vị kiềm chế các kế hoạch mà các vị đang mưu tính đối với Syria”.

Đại sứ Bolivia tại LHQ đồng ý với phát biểu của ông Nebenzia. Đại sứ Sacha Llorenty cho biết ông bỏ phiếu chống bản dự thảo của Mỹ, vì Bolivia phản đối bỏ phiếu một nghị quyết mà Mỹ biết sẽ không được thông qua, và xem ra nó được soạn chỉ nhằm tạo cớ hợp pháp cho Mỹ lại phóng tên lửa tấn công Syria.

Ngày 7.4.2017, Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk, sau khi có tin Syria dùng vũ khí hóa họcgiết dân thường ở thành phố Khan Sheikhoun ngày 4.4.2017.

Đại sứ Nga nhấn mạnh “Nga hiện diện quân sự ở Syria là theo đề nghị của chính phủ Tổng thống Assad, cònbà Haley cùng Mỹ âm mưu làm hại quyền lực của HĐBA”, khi liên tục đưa ra các nghị quyết chống chính phủ Assad mà Mỹ biết chắc sẽ không thể thông qua vì Nga sẽ dùng quyền phủ quyết của 1 trong 5 nước thành viên Thường trực HĐBA.

Phản ứng của Anh, Pháp

Đại sứ Anh Karen Pierce nói Nga lạm quyền phủ quyết để bảo vệ chế độ Assadvà Anh phản đối bản dựthảo của Nga vì nó gợi ý các nước có chủ quyền “đứng trên” luật pháp và chuẩn mực quốc tế vốn đã bảo đảm an ninh cho thế giới gồm cả Nga từ hàng chục năm qua.

Bà Pierce nói: “Nga vượt lằn ranh trong trật tự quốc tế, và uy tín của một nước thành viên Thường trực HĐBA như Nga đáng bị đặt dấu hỏi, vì Moscow tiếp tục ủng hộ chế độ Assad. Nga thà vượt ranh giới vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) hơn là liều trừng phạt đồng minh ở Syria”.

Đại sứ Anh nêu việc Đại sứ Nga liên lục nói “không có dấu vết” tấn công hóa học, dù có chứng cứ rõ ràng là những bình chứa khi chlorine ở khu Douma thuộc vùng ngoại ô Đông Ghouta. Bà hỏi kháy: “Ai phát hiện không có dấu vết?” và nhắc HĐBA rằng Nga không ở cuộc điều tra riêng về vụ tấn công hóa học ngày 7.4.

Sau đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson viết Twitter, mang nội dung Nga “cầm giữ dân Syria làm khoản đòi chuộc chính trị khi ủng hộ ông Assad vốn chịu trách nhiệm ít nhất 4 vụ tấn công hóa học chống lại chính dân của ông ấy”.

Đại sứ Pháp François Delattre mô tả bản dự thảo của Nga là “màn khói” để bao che chế độ Syria: “Việc cho phép dùng vũ khí hóa học và WMD đến cạn bình là một mối đe dọa cho sinh mạng của tất cả chúng ta”.

Tổng thư ký LHQ Guterres nói ông “phẫn nộ” với những thông tin tiếp diễn về việc dùng vũ khí hóa họcở Syria. Ông tái khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn dành cho OPCW và nhiệm vụ tìm sự thật của tổ chức này là điều tra các cáo buộc.

Bảo Vĩnh (theo Independent)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ các siêu cường đánh nhau vì nghi án Syria tấn công hóa học