Nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động do dịch COVID-19 nên đã chuyển vốn vào thị trường bất động sản. Điều này sẽ đẩy giá nhà lên cao và không có lợi cho khách hàng có nhu cầu thực sự.

Nhà đầu tư liên tục đổ tiền vào bất động sản để 'trốn' dịch COVID-19

Hồ Đông | 12/07/2021, 08:23

Nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động do dịch COVID-19 nên đã chuyển vốn vào thị trường bất động sản. Điều này sẽ đẩy giá nhà lên cao và không có lợi cho khách hàng có nhu cầu thực sự.

Thông tin này được ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm 2021.

Theo ông Đính, ngay từ đầu quý 2/2021, Việt Nam đối diện đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Đợt dịch lần này nguy hiểm nhất, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng, đã gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Trong bối cảnh này, nguồn cung trên thị trường bất động sản đang có dấu hiệu giảm. Kể từ năm 2019, nguồn cung ra thị trường đã dần khan hiếm, đến nay tình trạng cũng không được cải thiện bao nhiêu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá bất động sản bị đẩy mạnh, tạo các cơn sốt trong tháng 2 - 3.2021 vừa qua.

Ông Đính cho rằng chính hiện tượng nhu cầu lớn, hàng khan, giá tăng mạnh đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường không tuân thủ quy định pháp luật: chia lô đất rừng đồi, ruộng để bán làm náo loạn trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước.

Chưa kể, giá bất động sản trong tương lai vẫn chịu áp lực của đà tăng này khi mức đền bù giải phóng mặt bằng cao do hệ quả sốt đất; khung giá đất ở nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%; chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng 50%; thủ tục phê duyệt dự án kéo dài do vướng mắc quy định pháp luật. Thủ tục phê duyệt dự án kéo rất dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.

bds-tphcm-1.jpg
Thị trường bất động sản đang bị đẩy giá - Ảnh: Hồ Đông

Về nguồn cung, kể từ 2019, nguồn cung ra thị trường đã bắt đầu dần khan hiếm và cho đến nay, tình trạng này cũng không mấy được cải thiện. Theo nguyên lý, khi cầu tăng, hàng hóa thiếu hụt thì cung sẽ gặp cầu ở mức giá cao hơn. Điều đó lý giải hiện tượng nhà ở tăng giá mạnh thời điểm từ năm 2020. Ông Đính cho rằng tình trạng này có thể còn tiếp diễn vào nửa cuối năm nay.

Về cung thị trường thứ cấp, từ năm 2019 và đặc biệt là năm 2020, giá bất động sản có hiện tượng tăng mạnh và nhanh, nhất là phân khúc căn hộ cao cấp. Lợi dụng tình hình thị trường thiếu nguồn cung, giá căn hộ tại TP.HCM bị đẩy tăng gần 100% so với thời điểm năm 2018. Tuy nhiên, hiện tại mức giá này có rất ít giao dịch, thanh khoản trên thị trường kém. Trước tình thế này, các nhà đầu tư ồ ạt tung hàng ra bán, chấp nhận giảm, lỗ sâu để thu hồi vốn, dẫn đến nguồn cung ở thị trường thứ cấp có lượng hàng khá dồi dào nhưng tiêu thụ chậm.

Trước tình trạng ấy, ông Đính kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung nhà ở cho thị trường bất động sản. Bên cạnh đó là kiểm soát lạm phát và tình trạng tăng giá các yếu tố đầu vào của bất động sản. Cuối cùng là sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế khác ngành bất động sản, nhằm điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu, đạt hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia.

Đặc biệt, nói thêm về diễn biến thị trường nhà ở trong 6 tháng cuối năm, ông Đính nhận định lực cầu đầu tư gia tăng, nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động vì COVID-19 nên đã chuyển vốn vào thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Điều này dẫn đến tổng lượng tiền sẵn sàng thanh toán mua bất động sản tăng, làm tổng cầu bất động sản tăng.

Tuy nhiên, bản chất của đầu tư này sẽ là đầu tư ngắn hạn (hết COVID-19, dòng tiền sẽ quay về thị trường cũ), chỉ cung muốn sinh lợi cao và nhanh. Ngoài ra, vì thiếu kinh nghiệm nên nhà đầu tư hay tham gia theo kiểu đám đông và dễ bị dụ dỗ, mắc bẫy… Khi phát hiện nguy hiểm, nhà đầu tư sẽ tìm cách cắt lỗ, tháo chạy. Do không bền vững, điều này sẽ gây hậu quả đẩy giá bất động sản nói chung, giá nhà lên cao và không có lợi cho khách hàng có nhu cầu thực sự.

Bài liên quan
Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm mạnh vì dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại đã khiến thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận sụt giảm đáng kể về nguồn cung và lượng tiêu thụ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà đầu tư liên tục đổ tiền vào bất động sản để 'trốn' dịch COVID-19