Theo một nghiên cứu mới đây, áp lực xã hội đang khiến con người giảm đi thời gian ngủ và gây ra nguy cơ một cuộc “khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu”.

Nhà khoa học Mỹ cảnh báo nguy cơ 'khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu'

Cẩm Bình | 08/05/2016, 13:02

Theo một nghiên cứu mới đây, áp lực xã hội đang khiến con người giảm đi thời gian ngủ và gây ra nguy cơ một cuộc “khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu”.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học của ĐH Michigan (Mỹ) đã sử dụng đến một ứng dụng điện thoại có thể theo dõi giấc ngủ trên phạm vi toàn cầu. Ứng dụng đã giúp thu thập dữ liệu về độ tuổi, giới tính và lượng ánh sáng tự nhiênmà người dân thuộc 100 quốc gia trên thế giới tiếp xúc sau khi ngủ. Cũng thông qua ứng dụng này, các nhà khoa học phát hiện yếu tố văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của con người.

Nghiên cứu này sau đó đã được đăng trên tạp chí Science Advances vào ngày 6.5. Theo nghiên cứu, “phần lớn những ảnh hưởng xã hội đối với giấc ngủ vẫn chưa được định lượng cụ thể, nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng áp lực xã hội đã làm suy yếu hay che giấu đi nhịp sinh học của con người, dẫn đến việc chúng ta ngủ trễ và cắt giảm thời gian ngủ”.

Nghiên cứu cho biết, việc thiếu ngủ của con người ngày càngít đi màtuổi tácđóng vai trò chính. Cụ thể, trong các độ tuổi, người ở tuổi trung niên có thời gian ngủ ít nhất. Họ không ngủ đủ 7 đến 8 tiếng như đề nghị của các nhà khoa học.

Để có được kết quả này, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 6.000 người từ 15 tuổi trở lên thông qua ứng dụng điện thoại Entrain được phát minh năm 2014. Entrain đã ghi nhận lại thời gian ngủ và thức dậy, môi trường ánh sáng, tuổi tác, giới tính, quốc gia và múi giờ của những đối tượng tham gia nghiên cứu.

Nghiên cứu cho thấy, người dân Singapore và Nhật Bản có số giờ ngủ trung bình ít nhất thế giới với 7 tiếng 24 phút; còn số giờ ngủ nhiều nhất là người dân Hà Lan với 8 tiếng 12 phút.

Các nhà khoa học cho biết, khoảng cách giữa số giờ ngủ ít nhất và số giờ ngủ nhiều nhất chỉ có 48 phút có vẻ không đáng ngại, nhưng trên thực tế thì một người chỉ cần thiếu đi 30 phút đồng hồ để ngủ thì chức năng nhận thức và sức khỏe đều sẽ bị suy giảm mặc dù người đó không hề nhận thức được điều này.

Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, cứ ba người Mỹ trưởng thành thì có một người ngủ không đủ 7 tiếng.

CDC cũng cho biết, thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch khác.

Nghiên cứu của ĐH Michigan cũng chỉ ra rằng, phụ nữ ngủ nhiều hơn đàn ông 30 phút do đi ngủ sớm hơn và thức dậy trễ hơn và người tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên mỗi ngày sẽ đi ngủ sớm hơn.

Cẩm Bình (theo Strait Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà khoa học Mỹ cảnh báo nguy cơ 'khủng hoảng thiếu ngủ toàn cầu'