Đây là một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân tại dự thảo Đề án Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước về kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành.

‘Nhà nước coi DN là khách hàng được phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý’

13/10/2019, 06:42

Đây là một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân tại dự thảo Đề án Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước về kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành.

Bộ KH-ĐT dự thảo đề án đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân - Ảnh: internet

Theo đó, đề án đặt ra mục tiêu dựng khung khổ lý luận về đổi mới phương thức quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực kinh tế (tập trung vào đối tượng là kinh tế tư nhân), bao gồm: vị trí, vai trò của nhà nước; mức độ can thiệp và các phương thức, cách thức can thiệp của nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân, theo thông lệ phổ biến trên thế giới.

Đồng thời, đánh giá thực trạng, những tồn tại, hạn chế hiện nay về QLNN trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Đề xuất các kiến nghị về nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện phương thức QLNN đối với phát triển kinh tế tư nhân.

Dự thảo nêu rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân như sau: Quan điểm 1: Khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên Nhà nước cần phải thường xuyên đổi mới mạnh mẽ phương thức QLNN đối với khu vực này.

Quan điểm 2: Nhà nước thực hiện QLNN thông qua luật pháp, do vậy hệ thống luật pháp cần phải luôn hoàn thiện và giữ vị trí trung tâm trong đổi mới.

Quan điểm 3: Thay đổi tư duy QLNN, theo đó Nhà nước coi doanh nghiệp là khách hàng được phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Quan điểm 4: Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số, do vậy, Nhà nước phải tiếp cận một hệ thống thể chế với tư duy hiện đại, theo kịp tình hình mới.

Quan điểm 5: Nâng cao năng lực bộ máy QLNN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đáp ứng yêu cầu quản lý và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân.

Về các giải pháp đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, dự thảo nêu rõ: Các chỉ tiêu, tầm nhìn về sự phát triển kinh tế tư nhân cần được rà soát, đánh giá lại để phù hợp hơn với thực tế và với các chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành; nhấn mạnh nhiều hơn các nội dung về chất lượng.

Các mục tiêu, giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải được cụ thể hóa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhấn mạnh khả năng gia nhập thị trường, tiếp cận nguồn lực, tham gia chuỗi giá trị, đổi mới sáng tạo công nghệ để thúc đẩy cạnh tranh, tạo việc làm và đóng góp vào sự phát triển bao trùm.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Nhà nước coi DN là khách hàng được phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý’