Do tăng trưởng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên nên hiện nay, Việt Nam phải gánh chịu hậu quả từ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí thời gian gần đây”, PGS.TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo (Đại học Kinh tế TP.HCM) nói tại Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3/2019" do VEPR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) vừa tổ chức.

Những lo lắng khi phân tích triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

11/10/2019, 11:07

Do tăng trưởng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên nên hiện nay, Việt Nam phải gánh chịu hậu quả từ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí thời gian gần đây”, PGS.TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo (Đại học Kinh tế TP.HCM) nói tại Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3/2019" do VEPR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) vừa tổ chức.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo thảo luận tại tọa đàm - Ảnh: LT

Triển vọng tăng trưởng xấu đi?

Báo cáo của VEPR chỉ rõ, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý 3/2019 ở mức 7,31%. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính và tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm do nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện.

Động lực chính của tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là ngành công nghiệp – xây dựng tăng 9,56%, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu tăng 11,37%, đóng góp 2,42 điểm phần trăm vào kinh tế chung; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,68%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm.

VEPR lưu ý việc Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính toán lại GDP đưa quy mô tăng tới 25% và nhận định việc ước lượng lại là điều nên làm. Tuy nhiên, sự thay đổi GDP cũng gây ra một số băn khoăn về tăng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) hay việc nới lỏng các chỉ tiêu vĩ mô khác như tỷ lệ nợ công, vay nợ Chính phủ.

“Câu chuyện về tính toán GDP nên được giải thích một cách hợp lý, khoa học thì những con số về tăng trưởng mới thực sự có ý nghĩa”, báo cáo cho hay.

PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng VEPR cho biết, lý do khiến tăng trưởng 9 tháng bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng công nghiệp cao hơn, bù đắp sụt giảm của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng tăng vọt, cụ thể là than đá.

Ông Thế Anh nhận định: "Con số tăng trưởng bằng nhau nhưng chất lượng tăng trưởng kém hơn, đồng thời triển vọng tăng trưởng xấu đi".

PGS.TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo – Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, do tăng trưởng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên nên hiện nay, Việt Nam phải gánh chịu hậu quả từ ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, theo ông Bảo, triển vọng tăng trưởng xấu đi là do chỉ số tồn kho trung bình tăng cao theo đà từ năm 2018, lên tới 17,2%. Tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải "lời nguyền" trước đây rằng hệ thống ngân hàng "bắt nền kinh tế làm con tin".

"Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn", ông Bảo nói.

Ông Bảo nhấn mạnh, thị trường bất động sản trong nước đang rất thiếu thông tin, thông tin không minh bạch vì chưa có bộ chỉ số đánh giá cụ thể.

“Tại sao một kênh dẫn vốn quan trọng như bất động sản mà chưa có bộ chỉ số minh bạch? Hiện chúng ta đánh giá vấn đề này chủ yếu dựa vào cảm tính, không có cơ sở. Vì chưa có bộ chỉ số bài bản như các nước trên thế giới và trong khu vực nên rất khó để thị trường bất động sản trong nước phát triển”, TS. Bảo nói.

Có thể đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo của VEPR cũng cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu quý 3 đạt 71,76 tỉ USD, tăng 10,86%. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 188,42 tỉ USD, tăng 8,9%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 55,5 tỉ USD, tăng 17,3%.

Trong khi kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI bình quân 9 tháng tăng 2,5%, là mức tăng thấp nhất cùng giai đoạn trong 3 năm gần đây. Trước đó, năm 2017 và 2018, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,79% và 3,57%.

VEPR nhận định, với mức tăng trưởng quý 3 đạt 7.31% thì mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% của năm nay do Quốc hội đề ra là khả thi.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR nhận định “năng lực của hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng, quản trị doanh nghiệp trong nước,... sẽ thể hiện chúng ta có nhiều thùng để đựng dòng nước này hay không”.

“Bức tranh kinh tế vĩ mô năm nay còn chứng kiến điểm khá đặc biệt so với những năm trước, đó là “lĩnh vực khai khoáng tăng trưởng mạnh, đóng góp tương đối lớn vào tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng thật trong các ngành xây dựng, chế biến, chế tạo không có”, ông Nguyễn Đức Thành lưu ý và cho rằng, bất đầu có những dấu hiệu không thể chủ quan, năm sau có thể giảm xuống, bởi trong ngành sản xuất chế biến, chế tạo giảm so với năm trước.

Tuy nhiên, theo ông Thành, trong năm nay, vẫn dự báo tăng trưởng tương đối lạc quan. Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý 4 sẽ đạt 7,26% (trước đó quý 1 là 6,79%; quý 2 là 6,71% và quý 3 là 7,31%). Như vậy, cả năm 2019 dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7,05%. Về lạm phát, dự báo sẽ đạt 2,45% trong quý 4/2019 (trong quý 1 là 2,63%; quý 2 là 2,65% và quý 3 là 2,23%).

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, nếu như tiếp tục cải cách mạnh mẽ thì con số này có thể tăng lên mức 7% trong thời gian tới.

Theo ông Doanh, kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh nhờ việc ký kết một số Hiệp định thương mại tự do. Đó là những hiệp định mở cửa cho hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường lớn mà không phải đóng thuế. Do đó, Việt Nam có cơ hội để phát huy lợi thế vốn có, tăng năng lực cạnh tranh để có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn.

“Nếu khu vực kinh tế tư nhân phát triển, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư hợp tác nước ngoài thì kinh tế đất nước tiếp tục được phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai”, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định.

Cũng theo báo cáo của VEPR, mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 được hy vọng sẽ gia tăng dòng vốn vào Việt Nam, nhưng thực tế các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan cũng đang ra sức thu hút lượng vốn chuyển dịch khỏi Trung Quốc.

Ví dòng vốn nước ngoài chuyển hướng từ Trung Quốc sang các nước khác giống như thác nước, PGS.TS Nguyễn Đức Thành nhận định “năng lực của hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng, quản trị doanh nghiệp trong nước,... sẽ thể hiện chúng ta có nhiều thùng để đựng dòng nước này hay không”.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lo lắng khi phân tích triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam