Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng, với những cuộc thi ca hát trên truyền hình về dòng nhạc Bolero như hiện nay thì ban giám khảo phải là những người am tường về dòng nhạc này. Không thể có chuyện người không biết Bolero mà đi chấm Bolero được.

Nhạc sĩ Vinh Sử: 'Giám khảo Bolero thì phải biết Bolero!'

Tiểu Vũ | 11/03/2017, 07:06

Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng, với những cuộc thi ca hát trên truyền hình về dòng nhạc Bolero như hiện nay thì ban giám khảo phải là những người am tường về dòng nhạc này. Không thể có chuyện người không biết Bolero mà đi chấm Bolero được.

Bolero là điệu nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Cu Ba du nhập vào Việt Nam vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Bolero được các thế hệ nhạc sĩ tiền bối của Việt Nam như Lê Trọng Nguyên, Lam Phương, Trúc Phương, Hàn Châu, Hoài Linh tiếp theo đó là các nhạc sĩ Anh Bằng,Giao Tiên,Nhật Ngân,Thanh Sơn, Vinh Sử… phát triển trở thành một điệu nhạc được rất nhiều người Việt ưa thích trong đoạn 1954-1975.

Có một thời gian Bolero tưởng chừng như rơi vào quên lãng bởi sự lấn át của những dòng nhạc hiện đại khác. Tuy nhiên với tính chất dung dị gần gũicủa giai điệu và ca từ, những bản nhạc Bolero vẫn có sức sống mãnh liệt âm ỉ và bền bỉ tồn tại giữa dòng chảy sôi động của nền tânnhạc Việt Nam.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, Bolero lại “trỗi dậy” mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó phải kể đến hàng loạt cuộc thi Bolero trên sóng truyền hình như: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Thần tượng Bolero, Tình Bolero hoan ca, Hãy nghe tôi hát…Tuy nhiên chất lượng của ban giám khảongười "cầm cân nảymực"cũng như trình độ hiểu biết của họ về Bolero đã gây nên những phản ứng trái chiều trong dư luận.

Báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Vinh Sử xung quanh những vấn đề liên quan đến “ban giám khảo” của dòng nhạc Bolero này. Cũng xin nói thêm, nhạc sĩ Vinh Sử được công chúng mệnh danh là “ông vua nhạc sến” bởi gần như trong tất cả sáng tác của mình, ông đều viết nhạc trên giai điệu Bolero.Trong đó có rất nhiều nhạc phẩm của ông được các ca sĩ chọn để tham gia các cuộc thi Bolero trên sóng truyền hình.

Nhạc sĩ Vinh Sử

-Thưa nhạc sĩ Vinh Sử, gần đây nữ danh ca Phương Dung cho rằng “Nhiều giám khảo Bolero nhưng không biết Bolero”. Ông có đồng ý với nhận xét này của ca sĩ Phương Dung không ?

Nhạc sĩ Vinh Sử: -Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ca sĩ Phương Dung. Theo dõi những cuộc thi Bolero trên truyền hình tôi nhận thấy có sự nhầm lẫn của thí sinh và cả ban giám khảo về nhạc Bolero với dòng nhạc khác ná ná như Bolero. Nhiều bản nhạc không phải là Bolero nhưng đem ra sử dụng ở một chương trình có tên Bolero làthiếu tôn trọng bản sắc đặc trưng của dòng nhạc này. Đành rằng thí sinh còn non trẻ có thể không hiểu về Bolero nhưng ban giám khảo phải biết,phải nhận ra bài hát đó không thuộc dòng nhạc Bolero để nhắc nhởngười thi. Nhưng ở đây ban giám khảo cũng không nhận ra, đó là điêu khó chấp nhận được.

Mặtkhác, tôi thường thấy, trong mỗi cuộc thi,sau khi thí sinh hát xong một bản nhạc, ban giám khảo chỉ có những nhận xét khá đơn giản như: “Em hát hay lắm, tròn vành rõ tiếng, diễn xuất tốt mang lại cảm xúc cho người nghe, tôi rất thích…”.Tôi chưa thấy giám khảo nào nhận xét đi sâu vào phần phân tích âm nhạc cả. Nhiều thí sinh hát sai nhạc, sai ca từ, sai cả nhịp điệu, nhưng ban giám khảo vẫn không phát hiện ra, không đưa ra những nhận xét để nhắc nhởthí sinh về những điều cơ bảnđó. Như vậy rõ ràng có hai khả năng xảy ra, một là ban giám khảo không hiểu gì về Bolero, hai là ban giám khảo quá dễ dãi.

-Vậy theo nhạc sĩ, để có một ban giám khảo đúng nghĩa cho những cuộc thi Bolero thì nhà sản xuất phải chọn những người như thế nào ?

Tôi nhận thấy các cuộc thi Bolero hiện nay trên truyền hình họ thường chọn lựa những người ca sĩ nổi tiếng, hoặc nhạc sĩ nổi tiếng nào đó vào vai trò ban giám khảo.Bất kể người đó đang theo đuổi dòng nhạc nào, bất cứ kể người đó có hát nhạc Bolero hay sáng tác Bolero hay không? Chỉ cần họ nổi tiếng để hút người xem là đạt yêu cầu. Có cô ca sĩ chuyên hát nhạc Jazz nhưng lại đi chấm Bolero, hoặc anh ca sĩ nổi tiếng về nhạc Pop nhưng ngồi ghế giám khảo. Theo tôi người chấm Bolero nhất định phải là người am tường. Đó là tiêu chí cần thiết nhất chứ không phải chỉdựa vào độ nổi tiếng của họ để thu hút khán giả.

Với suy nghĩ của tôi, thành phần ban giám khảo của một cuộc thi Bolero nhất đinh bao gồm những người như sau: Một nhạc sĩ chuyên sáng tác về dòng nhạc Bolero, một ca sĩ nổi tiếngchuyên hát về nhạc Bolero và một nhạc sĩ hòa âm phối khí. Trong đó nhạc sĩ hòa âm phối khí là người quan trọng nhất. Chính họ mới là người nhận ra thí sinh hát như thế nào, sai nhịp ở đâu, lệch tone chỗ nào. Từ sự kết hợp của ba thành phần này trong BGK thìmới mong phát hiện được những tài năng âm nhạc một cách chính xác được. Như tôi đã nói ở trước,nhận xét thi sinh hát Bolero mà chỉ đơn giản là “Em hát hay lắm, chị rất thích, em được vào vòng trong” là tôi thua luôn. Hiện tại tôi chưa thấy chương trình Bolero nào có thành phần giám khảo như tôi vừa nói.

Nhạc sĩ Vinh Sử được công chúng mệnh danh là "Ông vua nhạc sến"

-Ông đã được mời làm ban giám khảo cho một chương trình Bolero nào chưa?Và nếu có thì ông có nhận lời không?

Có một số đài truyền hình ngỏ lời mời tôi làm giám khảo cho một số chương trình thi hát Bolero nhưng tôi không dám nhận lời. Đơn giản tôi chỉ là nhạc sĩ chuyên sáng tác về nhạc Bolero cho ca sĩ và người yêu nhạc hát mà thôi. Tôi nhận thấy khả năng mình có hạn nên không thể ngồi vào ban giám khảo được. Tôi nghĩ giám khảo ca hát, đặc biệt là giám khảo Bolero phải là người am tường về dòng nhạc này. Ngoài trình độ chuyên môn ra cũng cần phải có cái nhìn bao quát hơn. Tôi nghiêng về sáng tác nên e rằng cảm nhận về giọng hát của thí sinh của tôi sẽ thiếu chính xác. Vì vậy tôi không dám nhận làm giám khảo cho cuộc thi nào cả.

-Là một nhạc sĩ có đến hơn 80% ca khúc được viết từ giai điệu Bolero, nhạc của ông cũng được nhiều ca sĩ chọn hát trong các cuộc thi Bolero.Ông có nhận xét gì về những giọng hát trẻ hiện nay ?

Về cá nhân, tôi rất vui, khi nhạc của tôi được hát nhiều nơi, được các ca sĩ chọn để tham gia các cuộc thi, được chọn lên sóng truyền hình…Nhưng nếu nhận xét một cách chính xác thì lớp ca sĩ trẻ hiện nay đang theo đuổi dòng nhạc Bolero vẫn chưa có ai nổi bật cả. So với các thế hệ ca sĩ lớp trước như Hương Lan, Phương Dung, Giao Linh, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền… thì các ca sĩ trẻ cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa mới có thể sánh bằng. Nhạc Bolero rất dễ hát, ai hát cũng được, nhưng để hát hay và chuyển tải hết cái hồn của bài hát đến với công chúng thì rất khó. Với tôi nhạc Bolero có sức sống bền bỉ và được nhiều người ưu chuộng đến ngày nay là nhờ vào tài năng của các ca sĩ thế hệ đi trước. Tôi tin một thời gian nữa các ca sĩ trẻ lại tiếp tục làm khán giả say mê dòng nhạc giản dị này. Những giọngca tiềm năng có thể làm được điều này theo tôi dự đoán có thể là ca sĩ Hà Vân, ca sĩ trẻ Mỹ Huyền… họ là những người đam mê và theo đuổidòng nhạc Bolero.khá bền bỉ.

Nhạc si Vinh Sử cùng ca sĩ Hà Vân - Người thường chọn nhạc của ông để thể hiện

-Còn về các nhạc sĩ trẻ đang theo đuổi sáng tác dòng nhạc Bolero ?

Tôi rất vui mừng khi thấy lớp nhạc sĩ thế hệ sau như Sơn Hạ,Hồng Xương Long, Minh Vy, Tô Thanh Sơn, Thái Hoàng,.. vẫn bền bỉ theo đuổi dòng nhạc dân ca và Bolero. Họ là những nhạc sĩ có tài. Mỗi nhạc sĩ đều có những cái hay riêng của họ. Theo tôi, nhạc Bolero là thể loại nhạc dễ sáng tác nhất. Nó rất gần gũivới người thưởng thức ở mọi tầng lớp. Nhạc Bolero cũng có thể hát ở mọi nơi mọi lúc đều phù hợp. Đặc biệt Bolero rấtgần với dân ca Nam Bộ. Điệu nhạc Bolero cũng có thể đệm cho một bài vọng cổ một cách bình thường theo nhịp 4/4. Nhưng để có một tác phẩm hay là một vấn đề. Bản thân tôi có nhiều khi gò lưng chăm chút cho một ca khúc cả tháng trời nhưng sau đó phải bỏ vì không được công chúng đón nhận. Có những ca khúc tôi sáng tác ngẫu hứng trong vòng vài tiếng thì lại được rất nhiều người thích. Tôi rút ra một kinh nghiệm, với nhạc Bolero ngoài giai điệu chuẩn Bolero thì dứt khoát về phần ca từ phải mang một cốt truyện, có phần mở đầu có phần kết thúc mới đúng là một bản Bolero Việt Nam được.

-Gần đây ca sĩ Bảo Yến có nói “Ca khúc của ông chỉ dành cho người bình dân, ít học…” . Ông nghĩ gì về nhận xét này ?

Tôi có nghe, nhưngtôinghĩ câu trả lời này nên hỏi những người thường xuyên nghe nhạc của tôi thì hơn. Tôi là ngườisáng tác nhạc, còn việcchọn nghe và thưởng thức là quyền của khán thính giả. Tôi không thểbiết hết trong số những người nghe nhạc của tôi họ là ai. Tôi không đủ điều kiện để làm cuộc khảo sát về đối tượng nghe nhạc Vinh Sử. Và cũng chưa thấy ai làm cuộc khảo sát này nên không đủ cơ sở để khẳng định. Thi thoảng khi dự một vài chương trình ca nhạc của tôi tổ chức ở Hà Nội hoặc TP.HCM, có khán giả tìm đến chỗ tôi ngồi, họ tự giới thiệu họ là tiến sĩ, là giáo viên, là công nhân, họ nói họ rất thích nghe nhạc của tôi.… rồi bắt tay và chúc sức khỏe tôi. Tôi ngạc nhiên và sau đó là rất cảm động.Đặc biệt trong những ngày đau ốm khó khăn,có rất nhiều người đủ mọi tầng lớp đã tìm đến thăm hỏi động viên tôi. Tôi thấy rất ấm áp, đó là động lực để tôi tiếp tục sáng tác âm nhạc đáp lại tình cảm của khán thính giả.

Xin cảm ơn nhạc sĩ Vinh Sử về cuộc trò chuyện này !

Tiểu Vũ thực hiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhạc sĩ Vinh Sử: 'Giám khảo Bolero thì phải biết Bolero!'