Nhật Bản trưng hình ảnh, để  tố cáo việc hơn 200 tàu cá Trung Quốc đang ăn trộm san hô đỏ trong vùng lãnh hải Nhật. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida tuyên bố Nhật đã năm lần bắt giữ ngư dân Trung Quốc vì tội đánh bắt san hô trái phép kể từ tháng 9.2014. Ông thúc giục nhà nước Trung Quốc phải có biện pháp chấn chỉnh tình trạng tàn sát san hô đỏ, nhằm chấm dứt tình trạng ngư dân Trung Quốc tận diệt sản vật quốc gia này của Nhật. 

Nhật tố cáo tàu cá Trung Quốc ăn trộm san hô đỏ

Một Thế Giới | 06/11/2014, 11:36

Nhật Bản trưng hình ảnh, để  tố cáo việc hơn 200 tàu cá Trung Quốc đang ăn trộm san hô đỏ trong vùng lãnh hải Nhật. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida tuyên bố Nhật đã năm lần bắt giữ ngư dân Trung Quốc vì tội đánh bắt san hô trái phép kể từ tháng 9.2014. Ông thúc giục nhà nước Trung Quốc phải có biện pháp chấn chỉnh tình trạng tàn sát san hô đỏ, nhằm chấm dứt tình trạng ngư dân Trung Quốc tận diệt sản vật quốc gia này của Nhật. 

Giới chức Nhật phát hiện sự xâm nhập của những tàu cá Trung Quốc lần đầu tiên vào giữa tháng 9.2014 gần cụm đảo Ogasawara, cách vịnh Tokyo 1.800 dặm.
Diễn biến trên biển cho thấy những tàu cá này đang có xu hướng di chuyển về phía bắc, tiến lại gần cụm đảo Izu nơi có mật độ dân số đông hơn cụm đảo Ogasawara.
Cư dân tại đảo Izu đang bày  tỏ sự lo lắng về nguy cơ đổ bộ của các tàu cá Trung Quốc nếu thiên tai xảy ra. Trên thực tế, vùng này là địa bàn hoạt động thường xuyên của những cơn bão lớn. 
Tháng 10.2013, cơn bão Wipha đã cướp đi 39 sinh mạng của cư dân địa phương do một vụ sạt lở đất nghiêm trọng, hậu quả của một đợt triều cường dâng cao khiến người dân địa phương không kịp trở tay trong thời gian cơn bão diễn ra.
Trước hành động săn trộm san hô đỏ của ngư dân Trung Quốc, đại diện của Hải Giám Nhật tuyên bố sẽ tăng cường số lượng các tàu tuần duyên, đồng thời tăng cường tuần tra giám sát trên không. 
Họ tuyên bố sẽ tiếp tục bắt giữ những ngư dân Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Tại sao người Trung Quốc ăn trộm san hô đỏ?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh từng tuyên bố nhà nước Trung Quốc nghiêm cấm mọi hoạt động đánh bắt san hô đỏ.
Bà Oánh cũng nói cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật để ngăn chặn việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển quý giá này. 
Tuy nhiên, việc cấm đoán này làm giá san hô đỏ trên thị trường tăng vùn vụt . 
Tại Trung Quốc, người ta sử dụng san hô đỏ để làm tạo tác đồ trang sức, vật trang trí nội thất và đá hộ mệnh. 
Về mặt phong thủy, họ tin màu đỏ của san hô sẽ đem lại nhiều may mắn cho người sở hữu chúng.
Lịch sử mỹ thuật Trung Quốc ghi nhận san hô đỏ là một mô típ trang trí rất thịnh hành dưới thời vua Khang Hy. 
Càng về sau, nhà Thanh thường xuyên sử dụng họa tiết san hô đỏ trên các thẻ bài quy định phẩm tước của quan lại bởi chúng là biểu tượng của sự quyền quý. 
Những vòng tròn san hô đỏ còn tượng trưng cho mặt trời hay quyền uy của nhà vua.
Xa xưa hơn, người Trung Quốc thích dùng san hô đỏ để trang trí thân của hai loài bướm và dơi trên các đồ trang sức có từ thời cổ đại. 
Hiện nay, các phật tử Trung Hoa rất tôn thờ những chuỗi tràng hạt làm từ san hô đỏ được lưu hành ở các vùng đất nổi tiếng của Phật giáo như Tây Tạng, Bhutan. 
Những nhà sưu tầm sẵn sàng bỏ ra hàng núi tiền để sở hữu chúng.  

Cuộc chiến san hô đỏ

Từ thời cổ đại, tính chất trong suốt và vẻ đẹp lộng lẫy của san hô đỏ từng làm say mê giới quyền quý. 
Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều món trang sức chế tác từ san hô đỏ trong các ngôi mộ cổ ở Ai Cập và La Mã. Ở Châu Âu, đỉnh cao của trào lưu sử dụng san hô đỏ phổ biến nhất vào thời đại của Nữ hoàng Victoria. 
Trong thời Cách mạng Pháp, trung tâm buôn bán san hô đỏ đóng đô ở thành phố Marseille sau dần lan tỏa ra các thành phố các ở Ý như Naples, Rome và Genoa.  
Mốt chưng diện san hô đỏ trên người của giới nhà giàu châu Âu đã gây ra các cuộc xung đột ở Địa Trung Hải  và bờ biển Châu Phi.  
Ngày nay, lịch sử cuộc chiến san hô đỏ có thể tái diễn khi người Trung Quốc muốn sở hữu nguồn tài nguyên quý hiếm từ tay người Nhật. 
Các nhà khoa học cho hay: hiện có một trữ lượng san hô đỏ thuộc vào loại quý hiếm nhất trên thế giới, đang tồn tại  ở độ sâu từ 350-1.500 m dưới mực nước biển, tại lưu vực có dòng chảy cực mạnh thuộc lãnh hải của Nhật Bản và Đài Loan. 
Đáng chú ý, các quần thể san hô đỏ rất quý còn tồn tại ở một số vùng biển Việt Nam, điển hình nhất là ở đảo Cồn Cỏ- Quảng Trị.

Nguyễn Thị Quỳnh Như 

(Tổng hợp Từ JapanToday, NHK, và AP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật tố cáo tàu cá Trung Quốc ăn trộm san hô đỏ