Đó là thông tin mà ông Nguyễn Phương Lam - Phó giám đốc phụ trách Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, đưa ra tại hội thảo “Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain”, tổ chức tại Cần Thơ chiều 5.7.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư công nghệ thông tin ở ĐBSCL

05/07/2018, 15:40

Đó là thông tin mà ông Nguyễn Phương Lam - Phó giám đốc phụ trách Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, đưa ra tại hội thảo “Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain”, tổ chức tại Cần Thơ chiều 5.7.

ĐBSCL có nhiều loại trái cây ngon, nhưng người sản xuất chưa ứng dụng công nghệ thông tin để có thể truy xuất nguồn gốc - Ảnh: Nguyễn Hồ

“Trong 2 năm 2016 và 2017, riêng VCCI chi nhánh Cần Thơ đã tiếp khoảng 20 đoàn doanh nghiệp Nhật chuyên về công nghệ thông tin. Và họ chia sẻ rất muốn tìm cơ hội đầu tư tại ĐBSCL. Chúng tôi rất ngạc nhiên! Bởi lâu nay, khi muốn đầu tư tại ĐBSCL, người ta hay nghĩ đến chế biến nông sản, thủy sản”, ông Lam nói.

Tuy nhiên, theo ông Lam đây thực sự là lĩnh vực đầu tư có tiềm năng. ĐBSCL có lợi thế về nông nghiệp, nhưng việc ứng dụng công nghệ cao, áp dụng công nghệ thông tin chưa nhiều. “Các doanh nghiệp Nhật muốn đưa ra những giải pháp về công nghệ cho nông nghiệp, lĩnh vực lâu nay bị bỏ ngỏ”, ông Lam cho biết.

Vùng ĐBSCL vẫn có lợi thế lớn về trồng trọt với các sản phẩm chủ lực là lúa và cây ăn quả và đang mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh để ứng dụng thiết bị khoa học kỹ thuật. Nuôi trồng thủy sản đang giảm dần về số lượng trang trại, nhưng gia tăng diện tích và cũng cần ứng dụng công nghệ cao…

Và quan trọng nhất, để xuất khẩu nông sản tốt, các nhà sản xuất cần đáp ứng được việc truy xuất nguồn gốc, chứng minh sản phẩm an toàn. “Chúng ta giới thiệu có loại xoài ngon, nhưng khi khách hàng hỏi lấy gì chứng minh đấy là sản phẩm sạch thì nhiều nhà sản xuất bó tay vì không có giấy tờ gì chứng minh”, ông Vũ Trường Ca - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lina Network nói.

“Người tiêu dùng đang đặt ra nhu cầu ngày một cao hơn, nhất là họ phải biết được sản phẩm tiêu dùng được các doanh nghiệp sản xuất như thế nào, quy trình ra sao và chất lượng có được đảm bảo? Và như thế, công nghệ kỹ thuật sẽ có những giải pháp thích ứng để giúp doanh nghiệp chứng minh được sản phẩm của mình”, ông Lam phát biểu.

Do đó theo ông Lam, sau thời gian đầu “hơi” ngạc nhiên vì các đoàn doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư công nghệ thông tin ở ĐBSCL, thì giờ bây ông khẳng định đó là nhu cầu trong tương lai. “Các doanh nghiệp vùng này có thể hơi chậm trong việc ứng dụng, nhưng khi họ hiểu ra lợi ích thiết thực thì sẽ áp dụng rất nhanh”, ông Lam khẳng định.

Tại hội thảo, công nghệ Blockchain cũng được giới thiệu đến các doanh nghiệp. Đây là một trong những công nghệ giúp các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp dễ dàng chứng minh nguồn gốc và quản trị chất lượng hiệu quả…

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư công nghệ thông tin ở ĐBSCL