Đó là thông tin được Cục y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông xuân 2017 - 2018 diễn ra hôm nay (4.1).

Nhiều loại bệnh dù trẻ em đã tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn mắc

Hồ Quang | 05/01/2018, 06:23

Đó là thông tin được Cục y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông xuân 2017 - 2018 diễn ra hôm nay (4.1).

Theo Cục Ytế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2017 vừa qua, cả nước ghi nhận nhận 571 trường hợp nghi mắc ho gà, trong đó có 353 trường hợp dương tính với hogà, có 3 cháu bé tử vong.

Trong số 353 trường hợp dương tính với ho gà có 133 trường hợp mắc bệnh dưới 2 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm phòng ho gà), chiếm 37,7%; 111 trường hợp mắc ho gà do không tiêm chủng, chiếm 31,4%; 25 trường hợp mắc ho gà không rõ tiền sử, chiếm 7,1%; đặc biệt có đến 84 cháu đã tiêm phòng vắc xin ho gà vẫn mắc bệnh ho gà, chiếm 23,8%.

Trong khi đó một căn bệnh khác khá nguy hiểm, gây tử vong cao là sởi cũng xuất hiện nhiều trường hợp tiêm vắc xin sởi cũng vẫn mắc bệnh sởi.

Cụ thể trong năm 2017 có 141 trường hợp dương tính với bệnh sởi thì có 54 trường hợp mắc bệnh sởi dưới 9 tháng tuổi (độ tuổi chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi), chiếm 38,3%; 55 trường hợp mắc bệnh sởi không tiêm chủng, chiếm 39%; 22 trường hợp mắc bệnh sởi không rõ tiền sử tiêm chủng, chiếm 15,6%; đặc biệt có 10 trường hợp tiêm phòng vắc xin phòng sởi nhưng vẫn mắc bệnh sởi, chiếm 7,1%.

Ngoài ra, Cục Ytế dự phòng cũng cho biết trong năm qua có nhiều dịch bệnh bất ngờ tăng vọt so với năm trước. Một căn bệnh phổ biến trước đây là thủy đậu (đã có vắc xin phòng bệnh) đã tăng đột biến lên đến38.898 trường hợp mắc bệnh, tăng đến 45,9% so với năm 2016.

Đặc biệt hơn là bệnh liên cầu lợn tăng đến 61,5%, từ 104 trường hợp mắc liên cầu lợn năm 2016 đã tăng lên đến 169 trường hợp trong năm 2017. Thời điểm có số ca mắc bệnh liên cầu lợn cao nhất trong năm là tháng 4 và tháng 6, mỗi tháng có đến 30 trường hợp mắc bệnh.

PSG-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Ytế dự phòngcảnh báo trong mùa đông xuân này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Mùa đông xuân làmùa lễ hội có thời tiết lạnh ẩm, tập trung đông người, gia tăng đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, tập trung đông người ăn uống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hay gặp nhưcúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, viêm màng não do não mô cầu, tiêu chảy, liên cầu lợn...

Trong khi đó tỷ lệtiêm chủng chưa bao phủ dưới 95% quy mô xã - phường, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt tại các vùng sâuvùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, khu vực có dân di biến động lớn.

“Các địa phương và ngành y tế phải chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa đông xuân, mùa lễ hội và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Trong đó cần phải nâng cao cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, các bộ, ban ngành, đoàn thể; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch nguy hiểm, các ổ dịch tại cộng đồng, xử lý kịp thời, hiệu quả; đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường”, ông Phu nhấn mạnh.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều loại bệnh dù trẻ em đã tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn mắc