Từ ngày 1.1 năm nay, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin cho trẻ dưới 5 tuổi để phòng bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Năm 2018, trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc tiêm chủng 10 loại vắc xin

Hải Yến | 03/01/2018, 21:25

Từ ngày 1.1 năm nay, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin cho trẻ dưới 5 tuổi để phòng bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chia sẻ với phóng viên, tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng - Trưởng phòng Quản lý vắc xin và xét nghiệm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện tỉ lệ tiêm chủng của Việt Nam đạt trên 95% như vậy vẫn còn một số không nhỏ trẻ em chưa được tiêm phòng và số này sẽ được tích lũy hàng năm. Đây sẽ là nguyên nhân gây ra các vụ dịch nhỏ và nếu không phòng kịp thời sẽ bùng phát thành dịch lớn, điển hình là dịch sởi năm 2014.

Theo đó, từ năm 2018, trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc phải tiêm chủng mở rộng đối với 10 bệnh truyền nhiễm. Đây là quy định do Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 38/2017/TT-BYT. 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng bao gồm: viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, Rubella. Trong đó, có 2 vắc xinđược chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan virus B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh vàlao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh). Theo danh mục mới này, vắc xintả không còn là tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ nhỏ.

Để kiểm soát việc tiêm chủng cho trẻ dưới 5 tuổi, Bộ Y tế đã triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng cho trẻ và triển khai việc tiêm chủng hàng tuần đối với trẻ chưa được tiêm đủ lịch, đúng liều.

Về việc đề racác chế tài xử phạt đối với các bà mẹ không cho con đi tiêm chủng, đại diện Bộ Y tế cho biết, đối với các trường hợp không đi tiêm hoặc chưa tiêm thì chỉ tuyên truyền và vận động. Tuy nhiên, tại một số nước đã có những quy định như trẻ khi đi học phải có chứng nhận đã tiêm đầy đủ.

Dạ Thảo - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2018, trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc tiêm chủng 10 loại vắc xin