Từ cuối tháng 3 - đầu tháng 4, người lao động trong các xưởng dệt may trên địa bàn tỉnh Chiết Giang lần lượt bước vào kỳ nghỉ bất đắc dĩ thứ hai.

Nhiều xưởng dệt may tại Chiết Giang (Trung Quốc) tiếp tục đóng cửa

01/04/2020, 22:20

Từ cuối tháng 3 - đầu tháng 4, người lao động trong các xưởng dệt may trên địa bàn tỉnh Chiết Giang lần lượt bước vào kỳ nghỉ bất đắc dĩ thứ hai.

Chưa kịp hồi phục, các xưởng dệt may tại Chiết Giang (Trung Quốc) lại đón nhận cú sốc thứ hai - Ảnh: China Daily

Vài xưởng đủ sức thanh toán đầy đủ lương, một số khác căn cứ số ngày nghỉ (tùy chức vụ) để phát. Thậm chí có đơn vị khuyến khích nghỉ việc.

Nguyên nhân của tình trạng này là vì tình hình đại dịch COVID-19 bên ngoài Trung Quốc diễn biến nghiêm trọng khiến đơn hàng bị hủy bỏ và hải cảng ngừng hoạt động. Đây là cú sốc lớn cho những xưởng dệt may chỉ mới hoạt động trở lại hơn một tháng nay.

Một xưởng dệt may thông báo tạm ngừng hoạt động nhưng người lao động được thanh toán toàn bộ lương - Ảnh: QQ
Khuyến khích công nhân nghỉ việc - Ảnh: QQ

Trước đó, dịch bùng phát tại Trung Quốc khiến kỳ nghỉ Tết nguyên đán của nước này kéo dài hơn dự kiến. Các trung tâm sản xuất lớn nằm dọc bờ biển phía đông như Chiết Giang, Quảng Đông đến cuối tháng 2 mới bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại cũng như bãi bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp xin phép trước khi khôi phục hoạt động. Nhiều đơn vị vẫn chưa thể lấy lại năng suất bình thường.

Mới đây Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng từ mức thấp kỷ lục 35,7 trong tháng 2 lên 52 điểm vào tháng 3 – cho thấy không ít doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động. Tuy nhiên giới chuyên gia cảnh báo khó khăn chưa qua đi.

Ba nhà phân tích Lu Ting, Wang Lisheng, Wang Jing thuộc tập đoàn tài chính Nomura (Nhật) lưu ý đến tốc độ khôi phục hoạt động tương đối chậm và nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Đại dịch COVID-19 đang khiến 1/3 dân số thế giới phải sống trong phong tỏa, tình hình sản xuất lẫn nhu cầu tiêu dùng của nhiều quốc gia bị đình trệ như những gì Trung Quốc từng trải qua trong hai tháng đầu năm nay.

Theo giáo sư kinh tế Hứa Tiểu Niên thuộc Học viện Công thương quốc tế Trung Quốc - châu Âu, dịch bệnh tại châu Âu nếu chưa kết thúc thì doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chẳng có đơn hàng xuất khẩu.

Cẩm Bình (theo QQ)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều xưởng dệt may tại Chiết Giang (Trung Quốc) tiếp tục đóng cửa