Bảy Núi là một vùng đột khởi nhô cao 37 ngọn núi giữa mênh mông đồng bằng phẳng lặng phù sa của sông Mê Kông, nằm trọn trong địa phận tỉnh An Giang. Vùng đất này vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch tâm linh của người dân nơi đây.

Nhìn từ hoạt động du lịch Bảy Núi An Giang

Tô Văn | 16/02/2023, 18:13

Bảy Núi là một vùng đột khởi nhô cao 37 ngọn núi giữa mênh mông đồng bằng phẳng lặng phù sa của sông Mê Kông, nằm trọn trong địa phận tỉnh An Giang. Vùng đất này vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch tâm linh của người dân nơi đây.

Cách làm du lịch Bảy Núi

Bảy Núi đón người viết bài bằng một hành trình đáng nhớ, xuất phát từ TP.Long Xuyên đến Châu Đốc đi Núi Sam, thong dong qua quốc lộ 91 cặp biên giới với Campuchia, qua những địa danh nổi tiếng Tịnh Biên, Nhà Bàng, Tri Tôn... cho đến khi đứng trên núi Tà Pạ nhìn xuống cánh đồng Tri Tôn buổi hoàng hôn phủ một màu hồng rực.

3-bay-bui3.jpg
Một góc Bảy Núi An Giang nhìn từ trên cao xuống - Ảnh: Tô Văn

Bảy Núi là vùng đan xen văn hóa của hai dân tộc Kinh và Khmer với nhiều cụm dân cư mộc mạc, giản dị với hệ thống kiến trúc đền chùa Khmer thấp thoáng bên các vườn thốt nốt đang cho khai thác trái làm đường mật. Hầu hết các núi trong vùng đều đã được khai thác du lịch, có đường chỉ dẫn viếng thăm cho du khách và dịch vụ chu đáo.

Con đường này không hổ danh là niềm ao ước của người thích du lịch bụi, ưa thiên nhiên hoang dã và ưa thích những câu chuyện huyền bí quanh vùng Bảy Núi.

6-bay-nui6.jpg
Bảy Núi là điểm yêu thích của những người thích du lịch bụi, ưa thiên nhiên hoang dã - Ảnh: Tô Văn

Hỏi ra mới hay, vài năm gần đây, người dân Bảy Núi đang có xu hướng làm du lịch homestay (một loại hình lưu trú khá phổ biến trên thế giới dành cho du khách từ xa tới. Du khách thay vì ở trong khách sạn, resort họ sẽ chọn ở trong căn hộ của người dân địa phương để tiếc kiệm chi phí và tận hưởng văn hóa địa phương. Họ sẽ sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động thường ngày cùng người dân bản địa).

2-homs.jpg
2-bay-nui2.jpg
5-bay-nui5.jpg
7-bay-nui7(1).jpg
Vài năm gần đây, người dân Bảy Núi đang có xu hướng làm du lịch homestay; Bungalow; Camping - Ảnh: Tô Văn

Bungalow (một căn nhà có diện tích nhỏ gọn, kết cấu tương đối đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng) hoặc Camping (một động từ dùng để chỉ hoạt động cắm trại hoặc dựng trại ngoài trời) tại một địa điểm du lịch nào đó, do vậy đây cũng là mùa làm ăn rất tất bật của các công ty du lịch.

Đoàn đi Bảy Núi lần này được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tài trợ hoàn toàn. Mục đích chuyến đi này nhằm tạo điều kiện cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp, qua đó tuyên truyền quảng bá du lịch vùng đất Bảy Núi.

Cũng là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP.Châu Đốc); Rừng Tràm Trà Sư, Khu du lịch điện năng lượng mặt trời An Hảo, Thiền viện Đông Lai, Núi Cấm (huyện Tịnh Biên); Hồ Tà Pạ, Đá Voi, Ô Thum, Hồ Soài Chek (huyện Tri Tôn); Thiền viện Trúc Lâm (huyện Thoại Sơn)... Có khác chăng bây giờ người viết bài mới có đủ thời gian quan sát cặn kẽ hơn cách làm du lịch của địa phương.

1-nui-cam.jpg
Hoạt động du lịch tại Núi Cấm đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương - Ảnh: Tô Văn

Tại Núi Cấm, hoạt động du lịch đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thời gian qua. Các hộ gia đình sống dưới chân núi và các tuyến đường lên núi đã tham gia vào các hoạt động phục vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán quà lưu niệm... cho du khách.

Sự phát triển của các sản phẩm du lịch đã có tác động thu hút khách du lịch đến với An Giang ngày càng tăng. Trong đó nổi bật là hệ thống cáp treo dài 3.461m với 89 ca bin đôi, công suất phục vụ 2.000 lượt khách/giờ, góp phần tạo nên sức bật cho hoạt động du lịch ở đây.

Chị Trần Thị Kim Quyên (ngụ TP.Long Xuyên) kể: “Trước đây, du khách đến Bảy Núi mang theo bao nhiều tiền thì mang ra bấy nhiêu, vì không biết xài tiền vào đâu. Nhận ra điều này, An Giang đã mời nhiều chuyên gia trong, ngoài nước giúp hoạch định các chiến lược ngắn và dài hạn cho ngành du lịch.

Với tôi thì có thể nói rằng ngành du lịch An Giang đang từng bước phát triển khiến du khách khó có thể cưỡng nổi ý muốn tiêu xài cho đến đồng tiền cuối cùng trước khi bước ra khỏi tỉnh An Giang.

Chẳng hạn thăm Núi Cấm, ngoài hàng trăm chủng loại quà lưu niệm được làm hết sức tinh xảo, khó mà làm ngơ, hầu như không một ai không tự nguyện tốn hơn 100.000 đồng để mua một chiếc áo in chữ “Du lịch Núi Cấm” để chứng minh bạn đã đến đây.

4-bay-nui4.jpg
Bảy Núi luôn mang một vẻ thu hút đến kỳ lạ, bất kỳ một hồ nước, con suối nào cũng đẹp một cách rất riêng - Ảnh: Tô Văn

Hôm ở Núi Cấm, thừa khách quan để người viết bài nói rằng nơi đây luôn mang một vẻ thu hút đến kỳ lạ, bất kỳ một hồ nước, con suối nào cũng đẹp một cách rất riêng và trong số đó không thể nào không kể đến Hồ Thủy Liêm, hồ nước tĩnh lặng mang vẻ đẹp trầm lắng, nên thơ, nước hồ trong veo xanh ngắt, bên kia còn có ngôi chùa Vạn Linh uy nghi.

Vậy mà bình quân mỗi ngày, điểm tham quan này vẫn đón không ít hơn một vạn du khách. Điều gì ở đây đã níu chân du khách? Cả một buổi sáng các thành viên trong đoàn như bị cuốn theo câu chuyện kho báu trong lòng Núi Cấm, những giai thoại về Chúa Nguyễn Ánh đã từng đặt chân đến Thiên Cấm Sơn, huyền thoại về rắn hổ mây, Vồ Chư thiên, Vồ Bồ hong, Vồ Hội, Điện Ngọc Hoàng, Điện ông Tơ - bà Nguyệt, Bàn cờ đá, thạch đai đao… cùng nhiều di chỉ khác do người hướng dẫn viên dẫn dắt.

Đón 7,5 triệu lượt khách đến thăm

Năm 2022, An Giang đón khoảng 7,5 triệu lượt khách (tăng 127% so với cùng kỳ, ước đạt 163% so với kế hoạch). Trong đó, lượt khách lưu trữ của các khách sạn đạt chuẩn là 280.000 lượt (tăng 73% so với cùng kỳ, ước đạt 140% so với kế hoạch); lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 370.000 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.700 tỉ đồng (tăng 119% so với cùng kỳ, ước đạt 157% so với kế hoạch).

An Giang có 95 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 66 cơ sở được xếp hạng: 1 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao và 29 cơ sở đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ khách du lịch); 16 công ty lữ hành (trong đó có 5 công ty lữ hành nội địa); 11 công ty lữ hành quốc tế; 5 khu, điểm du lịch được công nhận, gồm 1 khu du lịch quốc gia, 1 khu du lịch cấp tỉnh và 3 điểm du lịch.

10-bay-nui.jpg
Năm 2022, An Giang đón 7,5 triệu lượt khách đến thăm - Ảnh: Tô Văn

Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang chia sẻ: “Điều tôi muốn gửi gắm ở vùng đất Bảy Núi, dù đã có một “vốn liếng” vĩ đại với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh (hầu như địa phương nào cũng có) chứng minh lịch sử một nền văn minh hàng nghìn năm, nhưng ngành du lịch An Giang không hề bằng lòng với những cái đang có.

Một địa điểm dù lớn hay nhỏ, thậm chí một phiến đá nằm đâu đó bên đường ở vùng đất này sẽ được khéo léo tôn vinh, vun đắp để có một lần đi qua, du khách không hề hối tiếc khi bỏ thời gian tiền bạc khi đến thăm An Giang”.

Và sáng 16.2, Sở VHTT-DL tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch năm 2023.

8-bay-nui8.jpg
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: Tô Văn

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Khánh Hiệp – Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh An Giang cho biết, sau đại dịch COVID-19, nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ tích cực của các Sở, ban ngành cấp tỉnh, địa phương cùng với sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, Sở VHTT-DL đã tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 theo sự chỉ đạo của Bộ VHTT-DL, chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh.

Qua đó, các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đều đạt được những kết quả quan trọng.

Dịp này, Bộ VHTT-DL tặng Cờ thi đua, Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương năm 2022.

UBND tỉnh An Giang tặng nhiều Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
6 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn từ hoạt động du lịch Bảy Núi An Giang