Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (SN 1923) quê gốc ở Vĩnh Phúc, nhưng sinh ra và lớn lên ở nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh, Nghệ An). Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ngoài ca khúc Dư âm đậm chất lãng mạn khi ông sáng tác lúc mới 20 tuổi còn những ca khúc nhạc đỏ mang đậm chất dân ca mới tạo nên bức tường thành âm nhạc vững chãi trong lòng công chúng vì sự gần gũi, thiết tha: Dáng đứng bến tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm

Những 'bóng hồng' trong cuộc đời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Một Thế Giới | 30/05/2015, 18:30

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (SN 1923) quê gốc ở Vĩnh Phúc, nhưng sinh ra và lớn lên ở nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh, Nghệ An). Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ngoài ca khúc Dư âm đậm chất lãng mạn khi ông sáng tác lúc mới 20 tuổi còn những ca khúc nhạc đỏ mang đậm chất dân ca mới tạo nên bức tường thành âm nhạc vững chãi trong lòng công chúng vì sự gần gũi, thiết tha: Dáng đứng bến tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm

Những mảnh tình day dứt
Là một nhạc sĩ tài hoa, tốt nghiệp từ trường quốc học Vinh, ông có vẻ ngoài điển trai, lãng tử! Cho đến bây giờ ông cũng không lý giải nổi vì sao đường tình  duyên của ông lại hẩm hiu đến thế?! Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bảo tôi, chỉ duy nhất có ca khúc Dư âm, là ông sáng tác để dành tặng cho mối tình đầu của riêng mình. Gọi là mối tình đầu đơn phương mới đúng, ông buồn bã kể: "Năm 23 tuổi, tôi sáng tác bài Dư âm. Khi đó người bạn giới thiệu tôi với cô gái khi ấy mới 16 tuổi. Nhà cô ấy có 2 chị em. Nhưng khi tôi đến tìm hiểu, bố mẹ cô ấy phong kiến lắm, một mực để cô chị ra tiếp tôi. Nhưng tôi chỉ ưng cô em. Bị cấm cản nên không thành. Sau đó, cô ấy lấy chồng nhưng không được bao lâu thì qua đời vì bệnh. Khi biết tin, tôi thực sự rất xót xa.!
Chuyện tình thứ hai của đời ông là người phụ nữ có tên là Phạm Thị Báu. Hồi đó, ông tập đàn ở nhà, cô Báu thường qua nhà chơi nghe ông đàn. Rồi một ngày mẹ của cô ấy phát hiện ra. Ông bị triệu sang và bà cấm cửa không cho phép ông được quyến rũ con gái bà! Trong mắt của mẹ cô Báu hồi đó, việc một anh nhạc sĩ giỏi đàn hát, thật không an toàn! Thế là không thể nào vượt qua những rào cản tưởng chừng hết sức vô lý nhưng đanh thép của tình yêu, là ánh nhìn phong kiến của phụ huynh. Rồi cô Báu cũng đi lấy chồng, ông kể: "Hồi ấy, tôi sơ tán vê Thanh Chương (Nghệ An). Báu lấy chồng ở Nam Đàn. Một lần Báu đi qua, tôi đã gặp lại cô ấy. Rất thương. Báu là người phụ nữ rất gia giáo, lễ nghĩa. Cô ấy cư xử với tôi rất lễ độ. Và mong muốn làm mối cho tôi với cô hàng xóm gần nhà chồng cô ấy".
Nhung  bong hong  trong cuoc doi nhac si Nguyen Van Ty-hinh-anh-1
Tôi vẫn nhớ như in giọng của cô ấy rất mực chân thành: "Anh thương Báu. Hãy nghe lời Báu. Cô hàng xóm nhà Báu hiền lành và ngoan lắm. Làm nghề dệt vải. Báu làm mối cho anh. Bây giờ chúng ta hai đường đi riêng rồi". Tôi cũng có đến thăm cô gái dệt vải kia! - Nhưng thấy cô ấy chẳng nói chuyện gì cả, thi thoảng chỉ nhìn tôi mỉm cười. Lúc ấy tôi cứ nghĩ cô ấy không ưng, nên bảo với cô Báu, chỗ mai mối này không ổn rồi. Những tưởng chuyện ấy sẽ khép lại khi tôi "bỏ cuộc". Nhưng câu chuyện ấy khiến 19 năm sau tôi phải day dứt khi gặp lại cháu ruột của cô ấy là một đạo diễn ở Nam Đàn, Nghệ An. Cậu cháu gặp tôi và hỏi: "Có phải anh là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý không? Anh là có tội to lắm, làm o (cô ruột) em đợi 19 năm, ai đến hỏi cũng bảo đã có chồng rồi, nhưng thực chất là vẫn chờ đợi người yêu tên là Nguyễn Văn Tý, người mà o đã ưng khi gặp nhau lần đầu tiên".
Cô đơn tuổi già!
Ông kết hôn với người vợ đầu, chung sống với nhau được một năm thì vợ ông qua đời. Cuộc hôn nhân này để lại cho ông một cô con gái. Cuộc hôn nhân thứ hai, ông lấy bà Bạch Lệ, là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Mặc dù đến với ông, bà có tới 4 con riêng, ông có 1 con riêng. Nhưng mối tình rổ rá cạp lại này khiến ông ngập tràn hạnh phúc. Nhất là khi bà sinh thêm cho ông người con gái thứ 2. Ánh mắt của ông sáng lên khi nhớ về đám cưới đặc biệt của mình: "Năm 1952 tôi xin cấp ủy cho cưới bà Bạch Lệ, đám cưới hồi ấy do địa phương Nam Đàn tổ chức tại một nhà hàng ở bên sông. Những khách mời của đám cưới tôi hồi đó, đều là những gương mặt nổi tiếng: Đặng Thai Mai, Bùi Hiển, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, và người góp vui dẫn chương trình là nhà thơ Thanh Tịnh. Đêm hôm làm đám cưới xong, tôi phải lên đường đi công tác".
Mặc dù ca khúc ông sáng tác đều mang những giai điệu yêu thương, gắn kết và nồng nàn tình yêu, tình người, tình đời. Năm 2004, bà Bạch Lệ cũng mắc bệnh lao và ra đi. Khi ấy ông đang mắc căn bệnh tai biến liệt nửa người. Nỗi cô đơn cùng cực khiến ông càng suy nghĩ và day dứt về cuộc đời mình.
Nhung  bong hong  trong cuoc doi nhac si Nguyen Van Ty-hinh-anh-2
 Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và vợ, bà Nguyễn Thị Bạch Lê.
Ở tuổi 92, ông sống cùng cô cháu họ bên vợ tên là Lê Thị Thương, gọi ông là dượng, năm nay cũng 60 tuổi. Mọi sinh hoạt, ăn ở của ông đều do một tay bà Thương lo liệu từ năm 1988 đến nay. Thậm chí ngày Tết ông cũng theo cô cháu họ này về Lâm Đồng ăn Tết 7 ngày. Năm nào ông cũng ăn Tết ở Lâm Đồng, vì ở Sài Gòn tuổi già sức yếu, ông không biết nương tựa vào đâu! Vì con cái ông cũng ở xa. Nhắc đến hai cô con gái, ông lại òa khóc, và nói: Tôi thực sự rất cô đơn! Bà Thương cho biết, nhạc sĩ ăn uống rất đơn giản. Mấy năm trở lại đây do tuổi cao sức yếu, nên bà phải nấu cơm nát cho ông để ông dễ ăn hơn.
Ông sống trong con hẻm 96/19, đường Trần Khắc Chân, quận 1, TPHCM từ năm 2000. Ông kể: "Tôi có một chị gái, một anh trai đã mất rồi. Chỉ còn một em trai cũng bị tai biến không đi lại được. Tôi thì già yếu nên chẳng thể đi lại thăm em". Lúc tôi chào tạm biệt ông ra về, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khóc, ông bảo thèm tình cảm gia đình, cha con, thèm cả tiếng người đông vui nơi ông từng tỏa sáng một thời khi sáng tác nên những khúc ca sống mãi với thời gian ấy!
Thủy Anna/ Theo PL&ĐS
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ 2 vào năm 2000. Hiện nay ông sống bằng nguồn thu nhập từ lương, bản quyền ca khúc cũng được gần chục triệu mỗi tháng. Với nguồn thu nhập ấy, ông có thể sống yên vui tuổi già nếu cuộc đời ông không gặp quá nhiều dông tố trong đời sống tình cảm.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những 'bóng hồng' trong cuộc đời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý