Nhắc đến Đồng Tháp, mọi người nghĩ ngay đến các địa danh quen thuộc như Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Hồng Ngự…; đến các điểm du lịch quen thuộc như Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quít...; đến các món ngon như hủ tíu và bánh tằm Sa Đéc, nem và quít Lai Vung, xoài và cam Cao Lãnh…; đến những đồng sen bạt ngàn cùng rất nhiếu thứ khác biệt.

Những chuyện lạ khi du lịch Đồng Tháp

21/02/2019, 12:00

Nhắc đến Đồng Tháp, mọi người nghĩ ngay đến các địa danh quen thuộc như Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung, Lấp Vò, Hồng Ngự…; đến các điểm du lịch quen thuộc như Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quít...; đến các món ngon như hủ tíu và bánh tằm Sa Đéc, nem và quít Lai Vung, xoài và cam Cao Lãnh…; đến những đồng sen bạt ngàn cùng rất nhiếu thứ khác biệt.

Vùng đất có nhiều cái lạ

Địa danh Đồng Tháp Mười, tên gọi đặc trưng của miền Tây Nam bộ, là vùng trũng mênh mông, có diện tích 697.000 ha thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Long An chiếm hơn 1/2 diện tích nhưng Đồng Tháp lại được gọi tên và có cả huyện Tháp Mười.

Đồng Tháp dám bỏ 300 triệu đồng mỗi năm để mua bản quyền Bé Sen làm biểu tượng. Hình ảnh Bé Sen vui tính với nụ cười thân thiện, hiếu khách có mặt khắp nơi ở Đồng Tháp. Tỉnh duy nhất có “Bộ Quy tắc Ứng xử Văn minh nơi Công cộng”, chứ không chỉ dành riêng cho du khách; xác định du lịch là “ngành kinh tế quan trọng” chứ không phải là mũi nhọn (mũi nào cũng nhọn thì thành gai sầu riêng).

Đồng Tháp có nhiều cái nhất cả nước như vườn chim lớn nhất (Gáo Giồng), hủ tíu Bà Sẩm - rẻ và ngon nhất (tô thường 6.000 đồng, tô đặc biệt 10.000 đồng); làng hoa Sa Đéc rộng hơn 600 ha, làng nem và vườn quít hồng ở Lai Vung, làng đóng thuyền Bà Đài và làng dệt chiếu Định Yên (có chợ chiếu Âm Phủ ở Lấp Vò)… Có nhiều cái duy nhất như xem sếu đầu đỏ và xem chim đi kiếm ăn ở Tràm Chim (huyện Tam Nông), thủy đạo thép kiên cường ở Xẻo Quít (huyện Cao Lãnh), đền thờ ông bà chủ chợ Cao Lãnh Đỗ Công Tường ở thành phố Cao Lãnh. Nhiều đền miếu ở Đồng Tháp cũng thờ cả 2 vợ chồng như ông bà Nguyễn Tú (tiền hiền vùng đất Cao Lãnh), ông bà Cồn ở cồn Phú Mỹ (huyện Thanh Bình), miếu thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long và Nam Phương Linh Từ thờ những người có công mở cõi phương Nam ở Lấp Vò…

Đồng Tháp có những người vang danh thế giới như bác vật Lưu Văn Lang (1880 - 1969); nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (1918), Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris Nguyễn Thị Bình (1928)… Có những “nông dân bác học” như ‘Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy dù chỉ mới học hết lớp 4; kỹ sư chân đất Nguyễn Văn Cường cải tiến xe honda Cup thành máy xới đa năng, dù chỉ học tới lớp 6…

Cặp đôi "xích lô" và "ba gác"

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, Đồng Tháp đứng thứ 3, dẫn đầu khu vực Tây Nam bộ; lập kỷ lục 10 năm liền đứng trong Top 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc cả nước. Có đến 6/10 chỉ số được tăng điểm, trong đó nhiều chỉ số dẫn đầu cả nước. Thành quả này có sự đóng góp của cán bộ và nhân dân cả tỉnh, nổi bật là cặp bài trùng Bí thư - Chủ tịch. Như “Song kiếm hợp bích”, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Bí thư Lê Minh Hoan là Kiến trúc sư, nhân vật bí thư của năm 2017; có nụ cười và mái tóc lãng tử, hoạt ngôn với nhiều sáng kiến như “Hội quán nông dân”, “CLB khởi nghiệp”… Chủ tịch Nguyễn Văn Dương là kỹ sư nông nghiệp, đậm chất nông dân Nam bộ, gần gũi, ít nói, trầm tĩnh, là tác giả của “Cà phê Chủ tịch”, “Vườn hoa Ủy ban”… Bí thư mê sách, thích viết báo, từ việc nhà nông đến những chuyện nhỏ như cái móc treo đồ trong nhà vệ sinh với bút danh “Xích Lô”. Chủ tịch khoái đá bóng và làm bếp, có nick name là “Ba gác”.

Hỏi về "Ba Gác", ông "Xích Lô" cười bảo: “Ngồi đây mọi người nhắc đến ông Hoan nhiều hơn, chứ ra ngoài kia ai cũng nhắc đến ông Dương với những cải cách hành chính mạnh mẽ, đặc biệt là quán cà phê doanh nhân được ông "Ba Gác" phát động. Anh em chúng tôi cùng làm". Ông “Xích Lô” nói về ông “Ba gác”: “Trong công việc khi làm, đôi lúc có ý kiến trái ngược nhưng thực tế bổ sung giữa người này và người kia để cùng hoàn thiện hơn chứ không hề bất đồng”.

Cả hai đều dùng xe gắn máy làm phương tiện đi làm để tiết kiệm nhiều thứ và gần dân hơn. Xe gắn máy có thể chạy vào đường ruộng, đến tận nhà dân nghèo, ngồi quán bụi hay vào nhà thăm hỏi, chia sẻ và dùng cơm dân dã với nông dân tại nhà hay vườn, ruộng. Biết tiếng mô hình homestay theo quy chuẩn hoạt động rất hiệu quả ở Tây Bắc, cả Bí thư và Chủ tịch, đích thân dẫn cán bộ, mời các hộ dân cùng tham gia gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm từ chuyện ngủ, chuyện ăn, làm dịch vụ…

Có dịp tiếp cận, trò chuyện với “Xích lô” và “Ba gác”, mới hiểu vì sao Đồng Tháp có những đột phá ngoạn mục, dù xét về tiềm năng thua xa nhiều tỉnh, thành khác.

Nguyễn Văn Mỹ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những chuyện lạ khi du lịch Đồng Tháp